Liên hệ
- 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
- 088 880 2358
- info@startupland.vn
- Thứ 2-6: 8:30 đến 18:00
Thứ 7: 9:00 đến 12:00
Quyền sở hữu trí tuệ mang lại quyền lợi cần thiết cho người chủ sở hữu, được pháp luật bảo hộ. Ngoài hiểu biết về quyền lợi này, việc định giá quyền sở hữu tài sản trí tuệ cũng quan trọng không kém. Sở hữu trí tuệ được công nhận như một tài sản, công cụ đáng kể, đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu về tầm quan trọng của định giá tài sản trí tuệ và cách định giá trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn cần có sự phân biệt giữa giá và giá trị của tài sản trí tuệ. Giá ở đây là chi phí cần được trả bởi người mua, thông qua giao dịch hàng hóa. Giá trị mang tính trừu tượng hơn, dưa trên quy tắc tinh toán ở một trình tự quy định nào đó.
Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lý do cần thiết để định giá tài sản trí tuệ nhằm mang lại lợi ích nào đó. Đó có thể là quản lý nội bộ, hợp đồng sáp nhập, chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, huy động vốn, đầu tư… Đồng thời giá trị của tài sản trí tuệ cũng có sự khác nhau tùy theo mỗi phương pháp cụ thể.
Việc định giá cũng có thể sẽ cao hơn nếu thời gian bán hoặc thời gian li- xăng không khớp với thời điểm bổ sung một công nghệ nào đó. Vì vậy, việc định giá tài sản trí tuệ sẽ cần một kiến thức về xu hướng trong ngành, về công nghệ.
>> Tìm hiểu thêm về: Quyền sở hữu trí tuệ
Có nhiều phương pháp để định giá quyền sở hữu tài sản trí tuệ, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy theo lĩnh vực và tùy trường hợp, người định giá sẽ lựa chọn. Sau đây là một số cách sử dụng phổ biến:
Cũng là cách làm phổ biến nhất. Phương pháp định gái dựa trên thu nhập ước tính mà chủ thể sở hữu quyền mong có thể nhận được trong khoảng thời gian có hiệu lực của quyền. Bạn sẽ tính dựa trên khấu hao hiền mặt, định ra số tiền thu nhập trong tương lai.
Kiểm toán tài sản trí tuệ có thể ước tính số tiền thu nhập dựa trên phí li-xăng. Tuy nhiên cách tính này khá phức tạp. Cụ thể chính là biến thể giảm trừ phí li xăng. Mức phí sẽ được ước tính tiền mặt dự kiến, lợi nhuận trung bình. Tỷ lệ căn cứ hiện có theo các loại hợp đồng tương tự hoặc từ bảng phí chuẩn.
Ước tính số tiền cần để thay thế cho giá trị tài sản trí tuệ. Bao gồm 2 biến thể: tái sản xuất và thay thế.
Chi phí tái sản xuất: tổng gộp theo mức giá hiện hành được sử dụng để phát triển ra các tài sản tương tự.
Chi phí thay thế: Đây là số tiền để có được các tài sản trí tuệ với cùng tính năng.
Có thể đánh giá phương pháp chi phí hữu ích với cách định giá các tài sản như: phần mềm, bản vẽ kỹ thuật, kiểu dáng thiết kế bao bì hay mạng lưới phân phối. Phương pháp chi phí sẽ thường làm phương pháp bổ sung cho phương pháp thu nhập.
Rủi ro của phương pháp này là dễ dẫn tới kết quả nhầm lẫn. Bởi trong nhiều trường hợp chi phí phát triển không trực tiếp liên quan đến giá trị của nó.
Căn cứ vào bên sẵn sàng chi tiền để mua hay thuê tài sản trí tuệ. Nhiều đơn vị căn cứ trên phương pháp này vì tính đơn giản và khả năng sử thông tin thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này không thể cung cấp cụ thể về đặc điểm riêng biệt theo các giao dịch vụ thể.
Định giá tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Nhược điểm là khó tìm được tài sản nào tương tự làm căn cứ cho định giá mới
Căn cứ trên mức phí chuyển giao sở hữu công nghiệp. Mức phí này được thiết lập theo ngành một cách tự nguyện, mức phí sẽ thay đổi theo năm.
Định giá dựa trên quyền lựa chọn mua cổ phiếu doanh nghiệp. Thường trong lĩnh vực công nghệ và dược phẩm công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này rất nhiều. Phương pháp này có tính ưu điểm hơn cả, ít rủi ro hơn. Các biến thể kể đến như: Black-Scholes, TRRU và IPscore.
Trên đây là các thông tin về phương pháp định giá quyền sở hữu tài sản trí tuệ mà có thể bạn chưa biết. Thực tế thì tất cả mới chỉ dựa trên lý thuyết, phương pháp định giá sẽ thay đổi tùy theo lĩnh vực, đối tác thuê mua tài sản trí tuệ. Để được tư vấn kỹ hơn về quyền sở hữu tài sản trí tuệ khi kê khai kế toán, đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND nhé!
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Leave A Comment