StartupLand tự hào là công ty tiên phong tại TPHCM trong việc cung ứng giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp: từ tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, kế toán trọn gói – đến xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phần mềm phân tích dữ liệu kế toán quản trị.
Với hơn 6 năm kinh nghiệm, đã được các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Giấy chứng nhận nhãn hiệu là khái niệm không còn xa lạ đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, chủ sở hữu nói chung và tổ chức, cá nhân hoạt động bên lĩnh vực này cần nắm rõ những vấn đề pháp lý liên quan, đặc biệt đối với văn bẳng bảo hộ nhãn hiệu, sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN DKNH). Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tìm hiểu về chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009: “Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng”.
Theo đó, nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ khi đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo quy định của pháp luật sẽ được bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ.
Hiệu lực và gia hạn
GCN DKNH có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Để gia hạn hiệu lực GCN DKNH , trong vòng 06 tháng tính đến ngày hết hiệu lực, chủ đơn phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Thủ tục gia hạn có thể được thực hiện muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực (đối với thủ tục gia hạn) và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
Vai trò của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Vai trò của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Để trở thành chủ sở hữu hợp pháp, có toàn quyền với nhãn hiệu, được nhà nước bảo hộ quyền lợi thì cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của chủ đơn trước mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của mình.
Các quyền lợi pháp lý của cá nhân tổ chức đã được pháp luật bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ bao gồm:
– Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam
– Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.
Trên đây là các quy định mà STARTUPLAND cập nhật cho quý khách hàng, quý độc giả để nắm rõ về những giá trị pháp lý của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Leave A Comment