Có nên thành lập công ty? Có lợi ích gì? Kinh nghiệm mở công ty riêng?

thành lập công ty có lợi gì
thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi ích gì
Thành lập công ty có lợi gì ?

Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và đa dạng về sản phẩm cũng như dịch vụ, rất nhiều người ấp ủ những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của riêng mình.

Và để có thể duy trì được sự phát triển của doanh nghiệp, bạn phải trải qua những thủ tục, giấy tờ thành lập công ty theo qui định của Pháp Luật rất rườm rà !

Nhưng không phải ai cũng muốn mình phải gặp đủ rắc rối trên đời để thành lập công ty ! Phải có nhiều lợi ích từ đó thì mới làm !

Vậy : “thành lập công ty có lợi gì ?”, “thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì ?” “ ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân ? “

Chỉ với 5 phút đọc bài viết này, STARTUPLAND sẽ giải đáp cho bạn đọc tất cả những câu hỏi này một cách ngắn gọn nhất

Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu ngay sau đây nhé !

Tham khảo bài viết:

Nên mở công ty kinh doanh gì vốn ít mau giàu năm 2021

1. Tại sao phải thành lập công ty ? Thành lập công ty có lợi gì ?

Việc thành lập công ty có lợi gì, có nên thành lập công ty là một trong những câu hỏi vô cùng nan giải cho các chủ sở hữu hay chủ kinh doanh. Trong phần này, STARTUPLAND sẽ cho bạn thấy một số ưu điểm, nhược điểm khi bạn thành lập công ty để bạn có cái nhìn sâu hơn trước khi thành lập doanh nghiệp.

Tại sao phải mở công ty riêng ?

Thỏa mãn điều kiện kinh doanh

Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà không cần phải thành lập doanh nghiệp !

Tuy nhiên, điều đó sẽ vô cùng khó khăn sau này vì theo qui định Pháp luật, những ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử,… là những nhóm ngành bạn buộc phải có tổ chức.

Không những thế, có một số ngành nghề còn yêu cầu chủ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được cấp phép kinh doanh.

Việc thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp còn giúp cho người chủ kinh doanh gặp vô cùng nhiều thuận lợi sau này điển hình như về tiềm lực kinh tế, độ tin cậy từ khách hàng, tính chuyên nghiệp, …

Thành lập công ty có lợi về tiềm lực về kinh tế

Khi bạn thành lập công ty bạn sẽ dễ dàng huy động vốn đầu tư từ các cá nhân khác nhau một cách dễ dàng !

Không những thế, bạn hoàn toàn dễ dàng góp vốn vào một số Doanh nghiệp khác để tạo ra một Doanh nghiệp lớn hơn. Và việc huy động góp vốn này sẽ được chứng nhận từ cơ quan nhà nước.

Tham khảo bài viết

Thành lập công ty cần vốn ban đầu là bao nhiêu?

Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty 2021

Chính vì thế, các nhà đầu tư và chủ kinh doanh hoàn toàn vô cùng yên tâm khi làm hợp đồng mà không sợ một chút rủi ro nào cả !

Thành lập công ty có lợi về tiềm lực kinh tế dồi dào

Ngoài ra khi bạn thành lập công ty, doanh nghiệp còn được lợi về tiềm năng kinh tế vô cùng dồi dào khi được cấp phép xuất hoá đơn, …

Nhiều khách hàng cần xuất hoá đơn đỏ nhằm minh bạch chi phí sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm , dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi về Luật pháp

Công ty, doanh nghiệp là một loại hình kinh doanh được qui định Pháp luật chứng nhận, bảo vệ.

Cũng như có những qui định pháp lý để các hoạt động của doanh nghiệp được minh bạch một cách rõ ràng, tăng độ tin cậy. Điều này đã được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Một doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Pháp luật sẽ không xảy ra sự tranh chấp không đáng có và giao dịch trở nên dễ dàng, an toàn và minh bạch hơn !

Thành lập công ty mang lại lợi ích cho xã hội

Thành lập công ty không những giúp bạn có thể cải thiện được thu nhập cho riêng mình mà bạn còn góp phần vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam !

Hỗ trợ việc làm cho hàng chục, hàng trăm người và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam từ một nước đang phát triển đang trên đà thành một nước phát triển toàn diện.

Mở công ty riêng mang lợi ích về thương trường

Thành lập công ty mang lại lợi ích trên thương trường

Công ty, doanh nghiệp là một tổ chức có mã số doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đủ hồ sơ thành lập công ty thì mới là đối tượng đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Công ty được xuất hóa đơn tài chính, hoá đơn điện tử mà các tổ chức hay cá nhân không có quyền hạn xuất hóa đơn.

>> Bạn hoàn toàn thu thút được sự chú ý cũng như có độ tin cậy cao trong lòng khách hàng cũng như các nhà đầu tư vào Doanh nghiệp của bạn

Kết luận

Vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi :” Thành lập công ty có lợi gì?” rồi đúng không ! Việc bạn mở công ty riêng theo qui định của Pháp luật không nhưng tạo bàn đạp cho sự phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ trong tương lai mà còn được bảo vệ bởi những những qui định, chính sách của Nhà nước.

Tuy vậy, việc thành lập công ty cũng mang lại một vài hạn chế riêng. Sau đây là những điểm hạn chế, bất lợi khi thành lập công ty !

2. Nhược điểm, bất lợi khi thành lập công ty

Những bất lợi khi thành lập công ty

“Vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng, hiệu quả thì công ty của bạn sẽ điêu đứng ngay sau vài tháng hoạt động

Và sau khi bạn thành lập công ty, bạn cần phải có những kế hoạch, hoạch định rõ ràng như khai báo về thuế, đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký điện tử, thuê kế toán khai báo thuế ,… và nhiều giấy tờ khác vô cùng rắc rối.

Vì vậy, để hạn chế rủi ro cũng như có thời gian chỉnh đốn, ổn định công ty sau khi thành lập. Bạn hoàn toàn có thể thuê dịch vụ kế toán bên thứ 3 để thực hiện công việc đó thay bạn !

3. Những sai lầm trước và sau khi thành lập công ty

Thành lập công ty mang lại những thuận lợi cho chủ kinh doanh nhưng bên cạnh đó bạn cũng sẽ gặp nhiều vấn đề cũng như khó khăn khi thành lập doanh nghiệp của mình.

Sau đây là 2 sai lầm điển hình mà đại đa số chủ kinh doanh thường hay mắc phải:

Những sai lầm trước và sau khi thành lập mà chủ kinh doanh cần tránh

Lựa chọn sai loại hình công ty sau khi thành lập

Trước khi lập công ty bạn cần biết thật rõ về các loai hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh).

Mỗi loại hình sẽ ứng với điều kiện yêu cầu như vốn, cổ đông,… riêng theo Luật pháp quy định.

Chỉ cần chọn sai hay bị lầm tưởng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến thất bại nhanh chóng trong tương lai.

Không có kế hoạch cụ thể sau khi thành lập doanh nghiệp

Vận hành doanh nghiệp không bao giờ là dễ dàng, người đứng đầu hay Giám đốc Điều hành chính là người xây dựng ra Quy trình, kế hoạch cho toàn bộ phòng ban trong công ty.

Các nghiệp vụ kế toán, báo cáo thuế ban đầu, đăng ký chữ ký điện tử, … cũng cần đảm bảo đúng pháp luật. Ngoài ra, việc thuê dịch vụ kế toán là một việc vô cùng cần thiết đối với một doanh nghiệp mới thành lập.

Tham khảo bài viết

Những mẫu kế hoạch thành lập công ty CHUYÊN NGHIỆPHIỆU QUẢ năm 2021

Không những chi phí vô cùng rẻ mà bạn còn được sở hữu đội ngũ kế toán, kiểm toán vô cùng chuyên nghiệp. Hạn chế rủi ro bị xử phạt do vi phạm luật kế toán một cách tối đa.

4. Nên thành lập công ty theo hình thức nào ?

Nên thành lập công ty theo hình thức như thế nào

Lựa chọn sai loại hình công ty sau khi thành lập là một trong những lỗi lầm mà các nhà kinh doanh thường xuyên mắc phải !

Lỗi lầm này không những ảnh hưởng tới trật tự phát triển kinh doanh mà sẽ ảnh hưởng mạnh tới nguồn thu nhập của bạn về sau này. Vậy loại hình công ty nào là tốt nhất cho bạn ?

Say đây, StartupLand sẽ giới thiệu hai loại hình công ty phổ biến, tiêu biểu cũng như nêu bật ra từng ưu, nhược điểm từng loại hình nhé !

Tham khảo bài viết:

Thành lập công ty có cần bằng cấp đại học không?

Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty trắc nhiệm hữu hạn

Ưu điểm và nhược điểm Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn ( Công ty TNHH ) là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt nam.

Loại hình Doanh nghiệp này được chia làm 2 loại : Công ty TNHH một thành viênCông ty TNHH hai thành viên.

Những nhà đầu tư, góp vốn có thể sở hữu 1 phần hoặc tất cả vốn điều lệ của Công ty. Và loại hình này không có cổ phần hay cổ tức.

Ưu điểm công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

  • Các thành viên của một Công ty TNHH không nhiều ( tối đa 50 người ) rất dễ quản lý, điều hành.
  • Việc góp vốn phải có sự đồng tính của các thành viên trong công ty. Hạn chế những thành viên góp vốn xa lạ không quen biết. Giúp cho việc điều hành công ty trở nên suôn sẻ hơn.
  • Đối với Công ty TNHH 1 thành viên, người chủ kinh doanh hoàn toàn tự do ra quyết định mà không cần xem xét ý kiến từ các thành viên.
  • Các thành viên của Công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ tương ứng trong phạm vi số vốn góp vào công ty >> Han chế rủi ro về tài sản góp vốn.
  • Thành lập công ty với số vốn nhỏ

Nhược điểm công ty TNHH

  • Công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên thì tối đa thành viên góp vốn là 50 người gây ra hạn chế về kêu gọi đầu tư vốn.
  • Công ty TNHH không phát hành cổ phần, cổ phiếu không có tiềm năng huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Mặc dù được xem là loại hình doanh nghiệp tốt nhất và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhưng công ty tnhh cũng không thể tránh khỏi những hạn chế riêng.

Vì vậy, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại hình doanh nghiệp khác trước khi chọn loại hình công ty.

Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Ưu điểm, nhược điểm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty khi vốn điều lệ được chia làm các phần bằng nhau.

Đây là loại hình doanh nghiệp đươc hình thành khi có 3 người sở hữa cổ phần ( hay còn gọi cổ đông ) trở lên.

Với loại hình doanh nghiệp này, các cổ đông có thể chia và phát tán cổ phần của mình ra thị trường nhằm kêu gọi vốn đầu tư

Ưu điểm công ty cổ phần

  • Khả năng góp nhiều vốn từ nhiều ngành nghề khác nhau với khả năng phát hành cổ phiếu.
  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ, tài sản của công ty cổ phần trong khoảng góp vốn.
  • Mô hình công ty cổ phần vô cùng đa dạng, linh hoạt thu hút nhiều người đầu tư

Nhược điểm công ty cổ phần

  • Việc quản lý, điều hành toàn bộ Công ty cổ phần sẽ trở nên vô cùng khó khăn khi có nhiều cổ đông.
  • Chi phí thành lập công ty không hề dễ chịu và quyền của người đứng đầu ( Giám đốc ) bị hạn chế do có nhiều cổ đông.
  • Chịu nhiều thứ thuế, ngoài thuế phải nộp theo qui định Nhà nước, các cổ đông nộp thêm thuế thu nhập từ cổ tức và lãi cổ phần.
  • Bảo mật thông tin tài chính và chiến lược kinh doanh kém vì mọi thông tin đều công khai với tất cả cổ đông.

Dù là loại hình Doanh nghiệp nào đều có mặt hạn chế riêng. Vì vậy, các chủ kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ từng loại hình Công ty và lựa chọn loại hình phù hợp nhất đối với ngành kinh doanh của mình.

5. Muốn thành lập công ty phải làm gì? Thủ tục cần thiết khi thành lập

Thủ tục cần thiết khi thành lập doanh nghiệp, công ty

Muốn thành lập công ty cần phải làm gì ” là câu hỏi mà đại đa số các chủ kinh doanh đều không biết câu trả lời !

Để thành lập một công ty bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục thiết yếu và thuê dịch vụ thành lập công ty để được hỗ trợ.

Chọn một người làm đại diện theo pháp luật cho công ty:

Người đại diện có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của công ty.  Điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của công ty (áp dụng đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài):

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
  • Cung cấp duy nhất 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
  • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.

Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ sẽ có cách hoạt động ứng với Luật pháp khác nhau, từ đây bạn mới tính đến đối tượng khách hàng, marketing, hay chiến lược phát triển doanh nghiệp.

  • Khi đi đăng ký thành lập công ty, người đứng tên cần đăng ký ngành nghề kinh doanh (Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ,…) để hợp thức hóa hoạt động kinh doanh cũng như nộp thuế về sau.
  • Khi đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì người đứng tên sẽ cần đáp ứng điều kiện (vốn, chứng chỉ hành nghề, về giấy phép…) đầy đủ mới được cấp giấy phép kinh doanh.

Chuẩn bị địa chỉ công ty đúng quy định

Lựa chọn địa chỉ công ty thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phát triển kinh doanh sau này:

  • Địa chỉ là yếu tố không thể thiếu khi đăng ký thành lập công ty, không được sử dụng địa chỉ ảo.
  • Một số khu vực không được đặt làm địa chỉ kinh doanh: Nhà chung cư, Khu tập thể,…

Tiến hành chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh

Dựa vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp mà chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, tránh những rắc rối phân chia cổ tức hay hoạt động sai cách thức về sau.

Chuẩn bị vốn đầy đủ và tiến hành kê khai vốn điều lệ

Tùy theo khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu mà người cần chuẩn bị đúng theo luật trước khi đăng ký thành lập công ty

Kê khai vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh, tức là số vốn kinh doanh do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Sau khi kê khai vốn khi đăng ký kinh doanh, bạn có thể tra cứu vốn điều lệ công ty để xác nhận xem có đúng thông tin trên trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Chuẩn bị tên của công ty không trùng với các doanh nghiệp đã đăng ký trước

Cấu trúc tên công ty gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, một số điều quy định cần tránh khi đặt tên công ty:

  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa trong tên công ty.
  • Không dùng tên cơ quan quản lý nhà nước đặt tên công ty.
  • Không được đặt tên công ty giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty như sau:

  • Danh sách cổ đông/ thành viên góp vốn
  • Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp
  • Các giấy tờ cá nhân cần thiết: CMND, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập,…

Người đăng ký mang nộp hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư: Phòng đăng ký kinh doanh

6. Dịch vụ thành lập công ty StartupLand

Dịch vụ thành lập công ty StartupLand

Đến với Startupland, các nhà khởi nghiệp sẽ được đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty hỗ trợ tận tình

StartupLand hiểu rõ từ quy trình đăng ký, lập hồ sơ và những vướng mắc khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp nên sẽ giải quyết nhanh nhất cho doanh nghiệp

StartupLand tự hào là công ty Luật chuyên nghiệp hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty trọn gói với chính sách tốt nhất của năm 2021:

  • MIỄN PHÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP trị giá [1.000.000đ] dành cho các startup.
  • Tặng voucher Dịch vụ kế toán trọn đời trị giá [1.000.000đ] *

* Doanh nghiệp chọn 1 trong 2 gói ưu đãi trên

7. Kết luận

Vậy là bạn đã hiểu rõ tường tận việc thành lập công ty có lợi gì. Nếu bạn cần một người có kinh nghiệm mở công ty riêng cũng như một dịch vụ có kinh nghiệm thành lập công ty, hãy liên hệ StartupLand ngay để vừa nhận được sự tư vấn nhiệt tình vừa nhân được ưu đãi gói thành lập doanh nghiệp và voucher dịch vụ kế toán ngay nhé!

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version