Kiểm tra vốn điều lệ công ty, thông tin doanh nghiệp: Hướng dẫn một cách chi tiết 2021

tra cứu vốn điều lệ công ty
Kiểm tra vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ là giá trị tài sản bắt buộc được cam kết trong bản chứng nhận thành lập công ty. Tài sản này được đóng góp bởi thành viên sáng lập, thành viên góp vốn ban đầu. Vậy sau khi lên kế hoạch kinh doanh và làm xong thủ tục thành lập doanh nghiệp thì làm sao để biết được mức vốn điều lệ của một công ty? Bài viết của STARTUPLAND hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu vốn điều lệ công ty bất kỳ. Con số vốn điều lệ của doanh nghiệp thường khá nhạy cảm nên ít công ty công khai trên internet.

1. Tra cứu vốn điều lệ thông qua việc tra cứu thông tin doanh nghiệp

Vốn điều lệ của một số công ty có thể được tra cứu một cách minh bạch và rõ ràng ngay trên cổng thông tin quốc gia điện tử. Bạn có thể thực hiện bằng một số thao tác khá đơn giản như sau để tra cứu doanh nghiệp:

Tham khảo bài viết:

Thực hư câu chuyện thành lập công ty không cần vốn?

Bước 1: Truy cập website chính thức của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Bước 2: Nhập thông tin về tên doanh nghiệp/ mã số thuế / mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bạn cần tra cứu

Bước 3: Enter để tra cứu và nhận kết quả thông tin trên màn hình:

1.1 Ưu điểm của phương pháp tra vốn điều lệ:

Thực hiện nhanh chóng dễ dàng

1.2 Nhược điểm tra cứu vốn điều lệ:

Không tìm được thông tin tra cứu bởi rất nhiều nguyên nhân. Có thể doanh nghiệp không cập nhật số tiền vốn điều lệ, doanh nghiệp mới thành lập và chưa có thông tin.

Cổng thông tin quốc gia còn mới nên nhiều Doanh nghiệp chưa biết đến hay chưa cập nhật được thông tin trên này.

Do đó, cách này áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cập nhật thông tin trên cổng quốc gia. Không thể tra cứu các công ty có sự quản lý của Nhà nước vì họ không đưa lên trang cổng thông tin này.

2. Kiểm Tra vốn điều lệ tại sở kế hoạch đầu tư

Bạn có thể tra cứu thông tin vốn điều lệ của một doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Cách làm này sẽ hơi rườm rà một chút vì bạn cần phải làm hồ sơ xin cấp vốn điều lệ về doanh nghiệp bạn muốn tìm hiểu.

Tham khảo bài viết:

CEO Giám đốc công ty có cần bằng cấp không?

2.1 Ưu điểm kiểm tra vốn điều lệ công ty:

Sở Kế hoạch đầu tư có đầy đủ các thông tin doanh nghiệp trên toàn quốc.

2.2 Nhược điểm xem vốn điều lệ công ty:

Chỉ cấp thông tin và duyệt hồ sơ cho đối tượng có thẩm quyền và nghĩa vụ đối với Doanh nghiệp mà bạn cần tìm hiểu.

Có nghĩa, nếu bạn không chứng minh được vì sao bạn cần tìm hiểu về vốn điều lệ công ty (muốn hợp tác, đầu tư) thì không được cung cấp.

3. Xem vốn điều lệ công ty bằng các liên hệ trực tiếp công ty, doanh nghiệp

Tham khảo bài viết

Thành lập doanh nghiệp có những lợi ích gì?

Tất nhiên, đây là cách làm nhanh và chính xác nhất nhưng không phải thông tin công ty nào cũng được chia sẻ dễ dàng. Bạn có thể hỏi nhân viên của công ty để biết số vốn điều lệ

3.1 Ưu điểm tra cứu vốn điều lệ doanh nghiệp:

  • Nhanh
  • Chính xác và đầy đủ.

3.2 Nhược điểm tra cứu vốn điều lệ công ty

Chỉ khi bạn có đủ mối quan hệ mật thiết với công ty, bạn cần bắt buộc có thông tin về vốn điều lệ, bạn mới được cung cấp.

Tùy thuộc vào mỗi công ty có sự minh bạch và rõ ràng về vốn điều lệ hay không.

Không phải nhân viên nào cũng nắm được số vốn điều lệ và được quyền cung cấp ra bên ngoài.

4. Vốn điều lệ là gì? Tra cứu vốn điều lệ ở đâu?

Tham khảo bài viết:

Nên thành lập công ty kinh doanh gì mau giàu ở Việt Nam 2021

Có nên thành lập công ty không?

Khái niệm về vốn điều lệ được quy định tại luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản được các thành viên góp vốn đã thực hiện như cam kết.

Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị cổ phần đã bán ra, được đăng ký mua khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập.

Tra cứu vốn điều lệ có thể được thực online, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu.

5. Bản chất vốn điều lệ

Bản chất vốn điều lệ là vốn thực góp. Không phải số tài sản doanh nghiệp đăng ký như trong hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, vốn điều lệ mới đầu khi đăng ký thành lập công ty là số vốn góp cam kết. Sau thời hạn quy định, nếu các thành viên góp vốn/ cổ đông chưa thanh toán/đóng góp đủ số tài sản đăng ký, doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ bằng với giá trị thực góp.

6. Đặc điểm và vai trò của vốn điều lệ

6.1 Đặc điểm của vốn điều lệ

Tham khảo bài viết

Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp 2021

Các mẫu quyết định thành lập công ty 2021

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ là số vốn được cam kết đóng góp bởi các thành viên, cổ đông trong thời hạn quy định.

Trước đây, tại luật DN 2005, thời hạn góp vốn đối với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có sự khác biệt. Ví dụ như công ty cổ phần, thời hạn góp vốn là 90 ngày, công ty TNHH là 36 tháng.

Do thời gian này kéo dài quá nhiều nên dễ gây ra các vấn đề nhầm lẫn vốn điều lệ và cơ cấu sở hữu.

Luật DN năm 2014 đã khắc phục vấn đề này khi thống nhất thời gian góp vốn điệu với tất cả các doanh nghiệp.

Mọi thành viên góp vốn, cổ đông đều cần thanh toán đủ và đúng tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong 90 ngày. Tính từ ngày nhận giấy cấp chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Nếu các thành viên cổ đông không đóng góp hoặc đóng chưa đủ giá trị tài sản cam kết, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ và các tỷ lệ vốn góp.

Vốn điều lệ là tổng hợp từ nhiều giá trị tài sản khác nhau

Tài sản được dùng để làm vốn góp điều lệ có thể từ bất cứ loại tài sản nào. Có thể là tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, tài sản quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, sở hữu các bí quyết kỹ thuật, xe ô tô, bất động sản hay bất cứ tài sản nào có thể được định giá.

Đặc biệt đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, có thể bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền với cây trồng hay các quyền sở hữu trí tuệ khác.

6.2 Vai trò của vốn điều lệ

Vốn điều lệ nắm giữ vai trò quan trọng trọng đối với doanh nghiệp ngay từ bước định hướng ban đầu. Sau đây là các vai trò quan trọng của vốn điều lệ.

Thứ nhất, vốn điều lệ là cơ sở căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần, tỷ lệ vốn góp từ các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp.

Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở thực hiện chia nghĩa vụ và quyền lợi giữa cổ đông, thành viên. Các thành viên cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác chỉ trong phạm vi tài sản đã góp.

Đó cũng là căn cứ phân chia lợi ích kinh tế, lợi nhuận cho cổ đông, thành viên hay xác định vị thế tiếng nói, quyền của cổ đông/thành viên đối với hoạt động doanh nghiệp. Càng nắm giữ nhiều cổ phần, tỷ lệ vốn góp, họ sẽ càng có nhiều quyền quyền định hơn (đặc biệt là trong đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần).

Thứ hai, vốn điều lệ tạo cơ sở điều kiện hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Cụ thể vốn điều lệ doanh nghiệp cần bắt buộc cao hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đăng ký. Tất nhiên doanh nghiệp có thể bằng mức vốn pháp định là đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, theo lời khuyên tư vấn từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp nên có mức vốn điều lệ phù hợp với mức đầu tư chung của các doanh nghiệp trong ngành. Điều này sẽ là lợi thế cho doanh nghiệp khi đứng trước các cơ hội làm việc với nhiều đối tác khi họ đánh giá doanh nghiệp bạn có đủ khả năng và tiềm lực kinh tế.

Thứ ba, vốn điều lệ được công khai mang tới niềm tin cho đối tác và khách hàng

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc hay tối thiểu với doanh nghiệp. Chỉ trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có yêu cầu vốn pháp định. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ doanh nghiệp cũng là một thước đo đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các đối tác và khách hàng.

Mức vốn điều lệ là thang điểm đánh giá trách nhiệm cam kết bằng tài sản của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, chi phí kinh doanh. Cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp theo mục tiêu và quy mô kinh doanh.

Mức vốn điều lệ thấp, quá thấp: Khó gây dựng niềm tin do trách nhiệm tài sản quá thấp.

Mức vốn điều lệ cao hoặc quá cao: Rủi ro cao cho các thành viên/cổ đông, nhưng tạo niềm tin với khách hàng, dễ có cơ hội thắng hoạt động đấu thầu.

7. Kết luận

Vốn điều lệ nắm giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp, từ khi thành lập cho tới khi đi vào hoạt động lâu dài. Bạn nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp cho doanh nghiệp và định hướng phát triển. Để được tư vấn và hỗ trợ tra cứu vốn điều lệ doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ STARTUPLAND 24/7, chúng tôi sẽ luôn giải đáp giúp bạn.

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version