Tìm hiểu quyền lợi chế độ thai sản 2020 cho người lao động nữ

chế độ thai sản cho lao động nữ
chế độ thai sản cho lao động nữ

Bảo hiểm xã hội là quyền lợi mà người lao động được hưởng trong suốt thời lao động và về hưu. Trong đó, chế độ thai sản là quyền lợi đặc biệt dành cho các lao động nữ man thai và sinh con. Kế toán doanh nghiệp sẽ cần nắm rõ các chế độ luật pháp để tư vấn cho lao động nữ. Cùng tìm hiểu về chế độ bảo hiểm thai sản trong bài viết dưới đây của STARTUPLAND nhé!

Chế độ nghỉ thai sản là gì?

Đầu tiên, bạn sẽ cần nắm được những thông tin quan trọng cần thiết về quyền lợi nghỉ thai sản. Luật thai sải là chế độ dành cho đối tượng nam và nữ. Chế độ bảo hiểm thai sản cho nữ là với lao động nữ trực tiếp tại doanh nghiệp. Còn chế độ nghỉ thai sản cho nam (người chồng) là chế độ áp dụng cho vợ của người chồng đang lao động tại doanh nghiệp. Nghĩa là khi vợ của người lao động nam sinh con (tham gia bảo hiểm xã hội) thì sẽ được hưởng theo chế độ.

Sự khác biệt về chế độ hưởng thai sản của nam và nữ khác nhau. Ở bài viết hôm nay, STARTUPLAND sẽ chỉ tập trung tìm hiểu chế độ bảo hiểm thai sản cho lao động nữ năm 2020.

Quyền lợi nghỉ thai sản cho lao động nữ 2020

Điều kiện hưởng chế độ hưởng thai sản theo quy định bảo hiểm xã hội năm 2020

Căn cứ điều 31, Luật BHXH 58/2014/QH13, NĐ 115/2015, chính phủ đã ghi rất rõ về quy định hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Về điều kiện áp dụng, chế độ bảo hiểm thai sản được quy định cho các đối tượng dưới đây:

  • Lao động nữ khi mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động (nam/nữ) nhận nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi
  • Lao động nữ mang thai hộ/ người nhờ mang thai hộ
  • Lao động nam tham gia đóng BHXH và có vợ sinh con

Điều kiện cho lao động nữ sinh con và nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi là phải đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đủ tối thiểu từ 06 tháng trở lên (thời điểm 12 tháng trước khi sinh/ nhận nuôi). Chế độ này được áp dụng kể cả với lao động đủ điều kiện nhưng chấm dứt hợp đồng lao động trước thời gian sinh.

Quyền lợi về thời gian nghỉ thai sản cho vợ (theo luật thai sản mới nhất 2020)

– Thời gian áp dụng trong thời gian mang thai

Nghỉ 05 ngày cho 05 lần khám thai.

– Thời gian hưởng với chế độ khi sinh con

06 tháng áp dụng với mọi đối tượng lao động

  • Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên, thì từ con thứ 2 trở đi, người vợ được hưởng thêm 01 tháng.
  • Người vợ – lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ thai sản tối đa không quá 02 tháng trước thời điểm sinh.

– Thời gian áp dụng trong trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
  • 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi
  • 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi
  • 50 ngày nếu thai trên 25 tuần tuổi
Mức tiền thai sản mới nhất cho lao động nữ 2020

Mức tiền lương cơ sở hưởng bảo hiểm sinh con/nuôi con theo chế độ đã tăng lên 1.600.000đ/tháng từ 01/7/2020

Kế toán doanh nghiệp luôn cần nắm rõ về quyền lợi và cách hạch toán sao cho phù hợp theo quy định. Từ đó kế toán có các lời tư vấn về thai sản, đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ mang thai và sinh con. Bất kể là thuê dịch vụ kế toán bên ngoài hay kế toán nội bộ doanh nghiệp đều phải hiểu rõ. Tầm quan trọng của điều luật và nghỉ thai sản cho người lao động.

Mức hưởng tiền thai sản = (mức lương bình quân x 100% x số tháng nghỉ sinh con/nuôi con) + 2 x (mức lương cơ sở)

Một tin vui cho người lao động sinh con từ sau ngày 01/07/2020, mức tiền lương cơ sở mỗi tháng đã tăng thêm 1.600.000đ. (Trước đó mức lương cơ sở là 1.490.000đ)

Như vậy,

  • Mức tiền trợ cấp 1 lần cho mỗi con: 1.490.000 x 2 = 2.980.000đ, nếu sinh con trước ngày 1/7/2020.
  • Mức tiền trợ cấp 1 lần cho mỗi con: 1.600.000 x 2 = 3.600.000đ, nếu sinh con sau ngày 1/7/2020.

Đây là ví dụ dễ hiểu về mức tiền trợ cấp thai sản cho lao động nữ: Nếu mức lương đóng BHXH là 5 triệu.

  • Lao đông nữ sinh con trước ngày 01/07/2020:

Tiền hưởng nghỉ thai sản = 5 x 6 + 2 x 1,49 = 32,980 triệu

  • Lao động nữ sinh con sau ngày 01/07/2020:  

Tiền hưởng nghỉ thai sản = 5 x 6 + 2 x 1,6 = 33,2 triệu.

Trên đây là các thông tin hữu ích cần thiết cho chế độ nghỉ thai sản lao động nữ 2020. Hy vọng bài viết sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp hiểu rõ về quyền lợi của mình.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version