Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì và tại sao cần phải đáp ứng?

Mã ngành nghề kinh doanh là một yếu tố quan trọng đầu tiên cho mọi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty đều cần phải làm xin phép đăng ký kinh doanh theo đúng mã ngành quy định. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng nộp đơn là xin được mà còn cần nhiều điều kiện. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Đơn giản bạn có thể hiểu đây là những ngành nghề kinh doanh cần có đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Quy định này được đặt ra tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau, đặc biệt liên quan tới ngành nghề về sức khỏe và thẩm mỹ. Điển hình có thể liệt kê các mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện: dược phẩm, mỹ phẩm, bệnh viện, xuất nhập khẩu, du lịch, phương tiện giao thông, nhà hàng,…

Bạn có thể theo dõi tại luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư năm 2017, hiện tại có 243 mã ngành nghề có điều kiện.

Tại sao cần có quy định về các mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo các vấn đề về an ninh trật tự xã hội, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là sức khỏe cộng đồng. Kinh doanh nhà hàng quán ăn, cần có đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Hay kinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm cần có các giấy phép cam kết về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Tất cả đều nhằm mục đích giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động kinh doanh có thực hiện hợp pháp không. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện đáp ứng khi thực hiện các mã ngành nghề kinh doanh đặc biệt này không.

Các loại giấy phép cần thiết khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Các điều kiện đối với mã ngành nghề kinh doanh đặc biệt

Để hợp pháp kinh doanh trong các mã ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần có sự đồng ý từ cơ quan chức năng. Điều này được thể hiện bằng giấy tờ văn bản chứng nhận đủ điều kiện về cơ sở vật chất, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, số lượng nhân sự,…

– Giấy phép con

Bạn sẽ thường nghe thấy thuật ngữ “giấy phép con”. Đây được hiểu là loại giấy mà cơ quan chức năng cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trong một số ngành nhất định.

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần thiết và bắt buộc để có thể hoạt động hợp pháp. Nếu doanh nghiệp đăng ký thực hiện trong ngành kinh doanh có điều kiện, cần ngay lập tức đi kèm là giấy phép con này. Giấy phép con được quy định theo các lĩnh vực: Công thương, Nông nghiệp, Thông tin truyền thông và giao thông vận tải.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện đáp ứng kinh doanh

Điều kiện này thường liên quan đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp, con người nhân sự tại đây. Khi doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo quy định sẽ được cơ quan chức năng cấp giấy xác nhận.

Các loại giấy chứng nhận phổ biến như: giấy chứng nhận điều kiện cơ sở an toàn thực phẩm, chứng nhận về điều kiện phòng cháy chữa cháy, chứng nhận đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

– Chứng chỉ hành nghề

Điều kiện này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cần có cá nhân đạt trình độ chuyên môn nhất định. Doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp của một hoặc nhiều cá nhân hoạt động đúng trong mã ngành nghề kinh doanh đó.

Các quy định về giấy phép cũng khác nhau tùy theo từng mã ngành nghề. Các giấy phép có thể kể đến như: chứng nhận về công nghệ thông tin, chứng nhận y dược, chứng nhận bằng sư phạm, cơ khí điện tử, luật,….

Với một số ngành nghề có yêu cầu người đứng đầu hoặc giám đốc doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Còn nếu không chỉ cần cán bộ đang hoạt động tại doanh nghiệp có chứng chỉ chuyên môn là đủ.

– Điều kiện đối với vốn pháp định

Vốn điều lệ là số tiền vốn mà mỗi doanh nghiệp tự đặt ra ngay khi thực hiện làm đăng ký kinh doanh. Vốn pháp định là số tiền tối thiểu doanh nghiệp cần đáp ứng theo quy định pháp luật. Vốn điều lệ doanh nghiệp cần phải lớn hơn hoặc bằng với mức vốn pháp định.

Điển hình như các mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc là bất động sản. Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở lên mới được hoạt động. Mức vốn pháp định bắt buộc này được đặt ra nhằm mục đích xác định năng lực trong ngành. Là cần thiết để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho các đối tác giao dịch trong quá trình hoạt động. Và nó còn là điều giúp doanh nghiệp nâng cao độ uy tín và năng lực hoạt động.

Trên đây là các thông tin cần thiết mà doanh nghiệp cần biết thêm về mã ngành nghề kinh doanh khi tiến hành hoạt động. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version