Thuế giá trị gia tăng và những điều doanh nghiệp cần biết

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên tiếng Anh là Value Added Tax (VAT). Đây là loại thuế phổ biến và quen thuộc. Nó đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do vậy, đây là loại thuế rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Bài viết này sẽ khái quát những điều cơ bản về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế và chịu thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế như thế nào. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu nhé!

Thuế giá trị gia tăng và những điều doanh nghiệp cần biết

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính toán dựa trên giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, từ khâu nguyên liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng.

Tất cả hàng hóa, dịch vụ dùng cho quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam hoặc mua từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam là các đối tượng chịu thuế GTGT (trừ một số đối tượng có quy định riêng).

Người chịu thuế VAT chính là người tiêu dùng cuối cùng khi mua các loại hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm thuế VAT trong giá.

Các cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là người có trách nhiệm kê khai, nộp đúng và đủ số thuế theo quy định của Nhà nước.

CĂN CỨ TÍNH THUẾ GTGT

Giá tính thuế và thuế suất chính là cơ sở tính thuế VAT:

THUẾ GTGT = GIÁ TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT

Giá tính thuế GTGT được xác định tùy thuộc vào từng hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hàng hóa và dịch vụ.

Các khoản tính Thuế giá trị gia tăng

Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Có 3 mức:

+ 0%: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

+ 5%: quy định tại điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC

+ 10%: Tất cả hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ:

  • Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế
  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%; 5%

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (THUẾ VAT)

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công, người đại diện theo pháp luật sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp tính thuế VAT phù hợp với quy định và thông báo đến cơ quan thuế quản lý. Có 2 phương pháp tính thuế:

PP khấu trừ thuế GTGT

Số thuế phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào

Nếu:

  • Thuế VAT đầu ra > thuế VAT đầu vào: tùy vào hình thức khai thuế theo tháng, quý hay năm mà doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế cho cơ quan thuế quản lý trong thời hạn quy định.
  • Thuế VAT đầu ra < thuế VAT đầu vào: tùy vào hình thức khai thuế theo tháng, quý hay năm mà doanh nghiệp sẽ được khấu trừ vào báo cáo thuế tiếp theo dựa trên hình thức khai thuế doanh nghiệp đã chọn.

PP tính trực tiếp trên GTGT

Theo điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC:

Đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý:

Số thuế phải nộp=(Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý tương ứng)x10%

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu chịu thuế VAT thấp hơn 1 tỷ đồng/ năm hoặc tự nguyện đăng ký; cá nhân, hộ kinh doanh; các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật đầu tư và các tổ chức, cá nhân khác chưa thực hiện đầy đủ theo chế độ Kế toán Việt Nam về sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ thì:

Số thuế phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Kê khai và nộp thuế GTGT như thế nào là hợp lý?

KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ VAT

Kê khai thuế GTGT

Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT và người nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT vào lãnh thổ Việt Nam phải kê khai thuế.

Kế toán thuế của doanh nghiệp sẽ tiến hành lập, kê khai thuế VAT bằng phương thức khai thuế điện tử hoặc giấy và nộp trực tiếp cho cơ quan thuế quản lý.

Dựa theo quy định của Luật thuế, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm xác định hình thức kê khai và nộp thuế theo tháng, theo quý, tạm tính theo từng lần phát sinh hoặc theo từng lần phát sinh.

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế VAT

Mời bạn đọc xem chi tiết tại bài viết: Tổng quan về Thuế – những điều cơ bản doanh nghiệp cần biết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thuế giá trị gia tăng mà chủ doanh nghiệp và kế toán thuế cần biết để thực hiện trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Những bài viết sau, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về thuế GTGT để bạn đọc cùng nắm. Hãy chờ xem và đón nhận những thông tin bổ ích từ STARTUPLAND các bạn nhé!

By Tracy - StartupLand

Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp - Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty, đăng ký đầu tư, dịch vụ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, quyết toán thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các thủ tục liên quan: đăng ký kinh doanh khách sạn, Spa, Vệ sinh ATTP, PCCC, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version