Quyền sở hữu trí tuệ và những điều có thể bạn chưa biết

Sở hữu trí tuệ chắc hẳn đã trở thành một thuật ngữ không còn xa lạ, đặc biệt trong nền kinh tế phát triển như hiện nay. Luật sở hữu trí tuệ được tạo ra nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người sáng tạo. Bạn đã thực sự hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, khái niệm cũng như đối tượng của nó chưa? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Đầu tiên hãy đi vào khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ. Khái niệm này được ghi rõ tại khoản 1 điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi và bổ sung năm 2009. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền thuộc về tổ chức, cá nhân, áp dụng với các tài sản về trí óc. Nó là quyền tác giả, các quyền lợi về quyền tác tác giả, quyền sở hữu về công nghệ, công nghiệp hay quyền với các giống cây trồng.

Quyền sở hữu này được tạo ra nhằm bảo hộ cho chủ sở hữu trên phương diện pháp luật.

Tìm hiểu về quyền sở hữu về bản quyền thương hiệu doanh nghiệp

Những đối tượng có quyền sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả

Quyền của tổ chức/cá nhân đối với tác phẩm mà họ tạo ra, có quyền sở hữu. Có thể lấy ví dụ điển hình như các buổi biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng, cuốn sách, bộ phim, bản nhạc…. Đây còn là cách gọi khác của bản quyền. Bất cứ quyền sở hữu tác phẩm nào về giá trị văn học, nghệ thuật hay khoa học, đều được gọi là bản quyền tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp

Là quyền đối với công nghệ mà chủ sở hữu tạo ra. Đó là quyền sáng chế các kiểu dáng công nghiệp, thiết kế nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, các chỉ dẫn địa lý, thiết kế bản bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Quyền sở hữu giống cây trồng

Đây là quyền mang lại sự hữu ích trong ngành nông nghiệp. Quyền áp dụng cho các cá nhân tổ chức nhằm bảo vệ quyền sở hữu giống cây trồng mới do mình chọn và tạo ra, nhân giống. Quyền này áp dụng cả với các giống cây là vật liệu nhân giống hay thu hoạch.

Ý nghĩa của sở hữu trí tuệ

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo, được đảm bảo quyền về giá trị khai thác kinh tế từ tác phẩm hay sáng tạo của mình

Quyền sở hữu bản quyền được tạo ra mang một ý nghĩa cần thiết cho sự phát triển của thế giới. giúp tốn Quyền bảo hộ cũng có thời hạn. Ví dụ một bộ phim điện ảnh có quyền bảo hộ là 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp sẽ có thời gian bảo hộ trong 10 năm.

Điều này có nghĩa, sau khi hết thời gian bảo hộ, các sáng tạo trở thành tài sản chung của cả nhân loại. Tất cả chúng ta đều có quyền khai thác sử dụng, không cần xin phép hay mất phí thù lao.

Quyền sở hữu trí tuệ nhằm trừng phạt các hành vi sản xuất và tiêu thụ hàng giả hàng nhái. Quyền bảo hộ sẽ góp phần loại bỏ những sản phẩm, hàng hóa này trên thị trường. Đem tới cho người tiêu dùng những sản phẩm thật với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

Khuyến khích sự sáng tạo và chuyển giao công nghệ bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Một khi sự sáng tạo được bảo vệ, được tôn trọng và mang lại giá trị, chúng ta sẽ càng đề cao nó hơn. Xã hội cần có sự tôn trọng và hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ. Có như vậy, sự phát triển mới mang tới sự tích cực và công bằng hơn.

Luật được tạo ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sáng tạo

Thời hạn bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ (theo hiệp định TRIPS)

Thời gian quy định tại hiệp định TRIPS là thời gian tối thiểu, do vậy tùy theo mỗi nước, thời gian này sẽ có sự khác nhau.

  • Thời gian bảo hộ bằng sáng chế: 20 năm
  • Thời gian bảo hộ bản quyền sản phẩm điện ảnh: 50 năm
  • Thời gian bản quyền tác phẩm: 50 năm, hoặc suốt đời tác giả và thêm 50 năm nữa.
  • Thời gian bảo hộ tranh: 25 năm
  • Thời gian bảo hộ thương hiệu: 7 năm
  • Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghệp: 10 năm
  • Thời gian bảo hộ về sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm

Trên đây là một số những thông tin cơ bản về quyền sở hữu bản quyền thương hiệu khi thành lập doanh nghiệp. STARTUPLAND sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa trong các bài viết tiếp theo về sở hữu trí tuệ. Đừng ngần ngại khi liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về luật bản quyền thương hiệu, sở hữu tác giả. 

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version