StartupLand tự hào là công ty tiên phong tại TPHCM trong việc cung ứng giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp: từ tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, kế toán trọn gói – đến xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phần mềm phân tích dữ liệu kế toán quản trị.
Với hơn 6 năm kinh nghiệm, đã được các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Kế toán tiền lương, trợ cấp và những điều cần biết
Kế toán tiền lương, trợ cấp và những điều cần biết
Kế toán tiền lương luôn là một phần quan trọng cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Hạch toán tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục chặt chẽ về chi phí, căn cứ xác định tính thuế doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu hết thực sự về kế toán tiền lương, những nghiệp vụ cần làm và lưu ý như thế nào chưa? Cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Kế toán tiền lương là gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu tiền lương ở đây là giá trị bằng tiền, là giá trị thay cho sức lao động của người lao động. Tiền lương là mức tiền người lao động nhận được khi đã thỏa thuận với người thuê lao động. Quy định về tiền lương cũng rất chặt chẽ, mục đích nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Công việc của kế toán tính lương doanh nghiệp
Với doanh nghiệp, kế toán tiền lương là một phần chi phí đầu vào, giảm trừ các khoản phải tính thuế. Kế toán cần được kê khai minh bạch, rõ ràng và có hợp đồng ký kết.
Quy định về chế độ kế toán, định khoản kê khai kế toán tiền lương
Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Bộ Tài Chính đã hướng dẫn rõ về chế độ kế toán cho doanh nghiệp. Tài khoản 334 – Phải trả cho người lao động là nghiệp vụ kê khai kế toán tiền lương. TK334 bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội hay các khoản khác (nằm trong thu nhập người lao động). Tài khoản này bao gồm:
Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên lao động. Định khoản bao gồm các khoản về chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, các khoản doanh thu
Tài khoản 3348: Phải trả người lao động khác. Định khoản bao gồm các khoản phải trả cho người lao động ngoài phần tiền công, tiền thưởng. Có thể là do tính chất tiền công hay các khoản thu nhập khác.
Đi sâu hơn vào nghiệp vụ kế toán tiền lương theo từng bộ phận ta có:
TK 641: Tài khoản tiền lương của bộ phận bán hàng
TK 642: Tài khoản tiền lương của bộ phận quản lý
TK 622: Tài khoản tiền lương của bộ phận sản xuất
Công việc của kế toán tiền lương bao gồm những gì?
Nếu bạn nghĩ công việc của kế toán là nhàn là ít thì cũng có thể đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng với các doanh nghiệp có quy mô gia đình, nhỏ lẻ. còn với một doanh nghiệp trung bình, lượng công việc này sẽ rất nhiều, đặc biệt là vào đầu tháng.
Kế toán tiền lương cần thực hiện theo dõi chấm công cán bộ nhân viên, tính lương và các khoản tiền trích lương. Tiến hành hạch toán tiền lương tháng cho nhân viên, xuất bảng lương. Kế toán cũng là người xây dựng thang bảng lương, tính mức phí bảo hiểm để nộp lên cơ quan bảo hiểm.
Tìm hiểu về công việc của kế toán lương
Quản lý tạm ứng lương
Mức tạm ứng lương của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy theo quy định. Tạm ứng lương cho nhân viên theo đợt, mức % tạm ứng lương.
Quản lý tiền lương chính theo kỳ
Kế toán cần xây dựng kỳ tính lương theo ngày giờ khác nhau. Các khoản tiền lương thu nhập, các khoản giảm trừ lương cuối kỳ.
Xuất bảng tính lương tạm ứng, tính lương thực lĩnh cho nhân viên
Tính, kê khai khấu trừ các khoản nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên. Khấu trừ và nộp hộ cho nhân viên thuế thu nhập cá nhân.
Kế toán có nhiệm vụ gửi bảng lương rõ ràng tới từng nhân viên vào mỗi kỳ tính lương. Bảng tính lương yêu cầu rõ ràng, minh bạch. Phương thức thanh toán tiền lương thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.
Trên đây là các thông tin hữu ích về tiền lương và kế toán tiền lương cho doanh nghiệp. Mọi thông tin cần tư vấn về nghiệp vụ kế toán, dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán, đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn và doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực.
Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email [email protected] để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất.
Trân trọng!
Leave A Comment