Mức xử phạt mới nhất 2021 khi chậm nộp báo cáo thuế

Nghị định 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 19/10/2020 nhằm quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuế và hoá đơn. Nghị định này đã điều chỉnh tăng mức xử phạt liên quan đến việc nộp chậm báo cáo thuế của doanh nghiệp và chính thức được thi hành từ ngày 05/12/2020. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mức xử phạt chậm nộp báo cáo thuế

Một số điểm cần quan tâm trong nghị định 125/2020/NĐ-CP

Ngoài Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ và thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, Chính phủ cũng ban hành nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt liên quan đến hóa đơn và nộp chậm báo cáo thuế với một số điểm cần lưu ý:

– Quy định chung về vi phạm hành chính liên quan đến thuế, hóa đơn.

– Quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử lý, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả về thuế, hóa đơn.

– Quy định thẩm quyền xử phạt, lập biên bản và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Thế nào là vi phạm hành chính về thuế và đối tượng bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP?

Khái niệm

Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện sai quy định của pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối tượng

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm: các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế và những cá nhân, tổ chức liên quan.

Nguyên tắc xử phạt và áp dụng mức xử phạt khi vi phạm hành chính về việc nộp báo cáo thuế

Các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo từng hành vi, ngoại trừ:

  • Người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại cùng một thời điểm: hành vi này chỉ bị xử phạt về 01 hành vi khai sai chỉ tiêu có mức phạt tiền cao nhất trong tất cả hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
  • Người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về 01 hành vi chậm nộp có mức phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
  • Nếu trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế.
Hình thức xử phạt chậm nộp báo cáo thuế

Các hình thức xử phạt chính về thuế

Cảnh cáo

Áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Phạt tiền

Người nộp thuế:

  • Tổ chức: không quá 200 triệu đồng.
  • Cá nhân: không quá 100 triệu đồng.

Người nộp thuế bị phạt 20% số tiền thuế nộp thiếu hoặc đã được miễn, giảm, hoàn thuế cao hơn quy định do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm và hoàn thuế.

Đối với hành vi trốn thuế sẽ bị phạt từ 01 đến 03 lần số tiền thuế trốn.

Mức xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Để có thể biết được doanh nghiệp chậm nộp báo cáo thuế bao lâu, kế toán thuế cần kiểm tra và xác định đúng thời gian nộp báo cáo trễ hạn so với thời hạn quy định.

Mời bạn đọc xem chi tiết tại bài viết: “Tổng quan về Thuế – những điều cơ bản doanh nghiệp cần biết” để nắm rõ về thời hạn nộp tờ khai của từng loại báo cáo thuế.

Mức xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Sau khi đã tính toán số ngày chậm nộp, căn cứ theo Điều 13, doanh nghiệp có thể xác định được số tiền phạt thông qua bảng dưới đây:

Số ngày chậm nộp và hành viMức phạt
Nộp quá thời hạn quy định từ 01 -> 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹCảnh cáo

Nộp quá thời hạn quy định từ 01 -> 30 ngày
Từ 2.000.000 đến 5.000.000

Nộp quá thời hạn quy định từ 31 -> 60 ngày
Từ 5.000.000 đến 8.000.000
– Nộp quá thời hạn từ 61 -> 90 ngày
– Nộp quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ 8.000.000 đến 15.000.000
– Nộp quá thời hạn trên 90 ngày, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước khi cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp báo cáo thuế theo quy định
– Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 04 Điều này
Từ 15.000.000 đến 25.000.000

Trên đây là bài viết tóm lược về mức phạt vi phạm hành chính khi chậm nộp các loại báo cáo thuế. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho kế toán thuế và doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề khai báo, nộp đủ và đúng hạn nghĩa vụ về thuế để tránh tình trạng nộp phạt không mong muốn. Để được hỗ trợ Hoàn thiện sổ sách kế toán hay các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với STARTUPLAND nhé!

By Tracy - StartupLand

Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp - Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty, đăng ký đầu tư, dịch vụ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, quyết toán thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các thủ tục liên quan: đăng ký kinh doanh khách sạn, Spa, Vệ sinh ATTP, PCCC, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version