Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?

Có thể bạn chưa biết, chỉ dẫn địa lý cũng là một nội dung nằm trong quyền sử dụng sở hữu trí tuệ. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những sản phẩm mang tính nguồn gốc từ địa phương khu vực. Vậy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì, tại sao cần, có điều kiện như thế nào. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Khái niệm chỉ dẫn địa lý được dùng để chỉ những sản phẩm mang nguồn gốc về địa phương, khu vực hay một lãnh thổ quốc gia cụ thể. Ví dụ như mang nghĩa rộng: bún chả Việt Nam, kim chi Hàn Quốc, Sushi Nhật Bản,… Nó mang lại danh tiếng và chất lượng cũng như đặc tính sản phẩm: thanh long Bình Thuận, gạo Điện Biên, nho Ninh Thuận, nem chua Thanh Hóa, bưởi Tiền Giang… Sở dĩ các sản phẩm này cần đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bởi nó mang tên địa danh của khu vực, mang tới nét đặc trưng riêng nổi bật, chỉ cần nói là nhớ đến.

Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Nội dung về khái niệm chỉ dẫn địa lý được ghi tại khoản 2 điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sau đó sửa đổi bổ sung năm 2009, bạn có thể xem thêm. Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn từ ngày cấp. Do vậy, các tổ chức cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bảo hộ đó một cách chung nhất. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

Những điều kiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Quy định về điều kiện bảo hộ đã được ghi tại điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đáp ứng những yếu tố sau:

  • Sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, khu vực lãnh thổ, tương đương với tên chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm có danh tiếng và chất lượng, mang tính đặc thù riêng nhờ vào điều kiện khí hậu, địa lý khu vực.

Bạn có thể hiểu là các sản phẩm này có nét đặc trưng riêng được sản xuất, nuôi trồng nhờ vào lợi thế điều kiện khí hậu, đất đai hay cách sản xuất của khu vực, tỉnh thành đó.

Không được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý với các đối tượng dưới đây:

  • Tên gọi chỉ dẫn đã là tên gọi chung hàng hóa ở Việt Nam
  • Chỉ dẫn địa lý nước ngoài nhưng ở nước đó không còn được bảo hộ nữa.
  • Chỉ dẫn địa lý trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Điều luật này thiết lập nhằm tránh gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm.
  • Chỉ dẫn địa lý có thể làm gây sai lệch cho người mua, người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý khu vực của sản phẩm.

Các yếu tố xem xét liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm:

Bao gồm các yếu tố tự nhiên, về con người tác động tới danh tiếng, chất lượng đặc tính…

  • Yếu tố tự nhiên về khí hậu, thủy văn, địa hình, hệ sinh thái
  • Yếu tố về kỹ năng sản xuất hay quy trình sản xuất mang tính truyền thống địa phương

Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký sở hữu trí tuệ tại STARTUPLAND

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tài sản của doanh nghiệp, vậy nên đó là quyền lợi có thể quy đổi sang các giá trị thương mại. Việc định giá quyền sở hữu trí tuệ cần có tính đúng đắn và căn cứ cụ thể, do vậy kế toán sở hữu trí tuệ cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Việc kê khai tài sản sở hữu trí tuệ, định giá trong các giao dịch mua bán, cho thuê cần hợp lý.

Để đảm bảo mọi quyền lợi một cách đầy đủ và chi tiết, hãy liên hệ đơn vị uy tín trong lĩnh vực quyền doanh nghiệp STARTUPLAND. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp, cam kết chất lượng trong mọi dịch vụ của mình: thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kê khai thuế,…

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version