Có nên mở công ty riêng không? Nên mở công ty kinh doanh gì?

có nên thành lập công ty
có nên mở công ty riêng
Có nên mở công ty riêng

Bạn là một người trẻ tuổi, với những hoài bão cũng như mục tiêu lớn. Bạn ủ ấp ước mơ kinh doanh, khởi nghiệp nhưng vẫn còn nhiều khuất mắt, khó khăn. Bạn luôn tự hỏi rằng liệu có nên thành lập công ty riêng hay không? Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh? Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Cần lưu ý điều gì khi thành lập công ty và một số kinh nghiệm thành lập công ty mà bạn phải nắm! Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

1. Có nên thành lập công ty không?

Có nên thành lập doanh nghiệp 2021
  • Có nên thành lập công ty không?
  • Liệu trong tình hình Covid năm 2021 hiện nay thì mở công ty riêng liệu thật sự có ổn?
  • Thành lập công ty không cần vốn thật sự có được không?
  • Thành lập công ty có lợi gì?
  • Nên thành lập công ty gì? Nên mở công ty gì bây giờ? Nên thành lập công ty kinh doanh gì để thu về lợi nhuận cao.

Tham khảo bài viết:

Muốn thành lập công ty phải làm gì?

Sẽ có rất nhiều luồng suy nghĩ sẽ ngăn cản khi bạn có ý định rằng có nên thành lập công ty hay không. Họ cho rằng đó là một việc làm quá mạo hiểm, quá khó khăn.

Tuy nhiên, có những lý do, nếu không muốn nói là nhiều lý do, để bạn thành lập công ty. Sau đây là kinh nghiệm mở công ty riêng STARTUPLAND hiếm khi chia sẽ với ai.

–   Điều đầu tiên có thể nhận ra được là bạn có quyền làm chủ. Bạn không phải nghe và phải làm theo yêu cầu của bất kỳ ai. Mọi quyền hành trong công ty đều dưới tay của bạn.

–   Tiếp theo là vấn đề tài chính. Khi việc kinh doanh của bạn thành công, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được nhiều người tìm đến. Khi ấy, bạn có thể thu lại những lợi nhuận khổng lồ mà bạn rất khó có thể kiếm được khi làm việc cho người khác.

Tham khảo bài viết:

Nên mở công ty kinh doanh gì mau giàu năm 2021?

–   Bạn có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, phát triển và nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu của bạn hơn.

–   Khi đăng ký thủ tục thành lập công ty, tất cả các hoạt động kinh doanh của bạn đều được pháp luật bảo vệ. Việc kinh doanh sẽ trở nên quy củ và hoàn thiện hơn khi những hoạt động của bạn phải tuân theo những quy định của pháp luật.

– Việc thành lập công ty tại thời điểm 2021 hiện nay vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn không cần có bằng cấp để thành lập doanh nghiệp. Tham khảo: “Làm CEO, giám đốc thành lập công ty có cần bằng cấp không?” để hiểu rõ hơn nhé

–   Ngoài ra, khi có những tranh chấp về vấn đề bản quyền thương hiệu. Bạn sẽ luôn được pháp luật bảo vệ khi có ai đó đạo nhái và lấy hình ảnh thương hiệu của bạn.

–   Việc mở công ty cũng được xem là cách để bạn giúp đỡ người khác vì bạn có thể tạo cơ hội làm việc cho những người khác.

–   Bạn muốn làm chủ, muốn lãnh đạo người khác? Việc mở công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được điều đó.

–   Điều cuối cùng cũng như là quan trọng nhất chính là bạn có thể đảm bảo các lợi ích về thuế. Với các doanh nhân (cả những người làm việc freelancer), họ có cơ hội tận dụng một số đặc quyền về thuế.

Nhiều người có thể tiết kiệm một số chi phí như du lịch, thực phẩm, hóa đơn điện thoại, các khoản chi trả liên quan tới xe hơi và nhiều thứ khác.

Một số công ty khởi nghiệp còn có thể đáp ứng đủ điều kiện nhận các khoản ưu đãi của chính phủ. Hãy hỏi kỹ nhân viên kế toán của bạn về những lợi ích về thuế mà bạn đủ điều kiện nhận.

2. Có nên mở công ty riêng không? 4 câu hỏi cần trả lời

Đây đều là những vấn đề mà những ai cũng cần phải để tâm mỗi khi muốn khởi nghiệp, thành lập công ty.

2.1 Bạn đã đảm bảo về nguồn vốn chưa?

Một trong những vấn đề đau đầu nhất và có nên thành lập công ty hay không đó chính là vấn đề Vốn. Vốn không phải là yếu tố duy nhất nhưng nó lại là yếu tố đầu tiên cần phải có. 

Bất cả đó là vốn cá nhân hay là bạn kêu gọi mọi người góp vốn cho công ty, bạn phải luôn đảm bảo có một nguồn vốn đủ mạnh để có thể duy trì công ty trong suốt quá trình hoạt động. 

Nếu không, công ty của bạn có thể “chết yểu” bất cứ lúc nào.

Tham khảo bài viết:

Thành lập công ty không cần vốn có thật không?

Không có con số cụ thể nào có thể chứng minh được nguồn vốn mạnh cả. Tất cả đều tùy thuộc vào các yếu tố khác như: lĩnh vực kinh doanh, số nhân sự, … 

Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp cần phải ước tính trước một con số tối thiểu trong từng tháng và đảm bảo được các kế hoạch dự trù trong một năm.

2.2 Nên mở công ty kinh doanh gì? Kế hoạch kinh doanh khi thành lập công ty

Bạn muốn mở một cửa hàng bán quần áo thời trang chỉ đơn giản bạn thấy hiện nay có nhiều người ưa chuộng, và cũng có rất nhiều người đã kinh doanh và thành công. 

Việc không có đủ am hiểu và đam mê có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bởi vì thị trường luôn biến đổi, nếu bạn không có quá nhiều kiến thức sâu rộng sẽ dễ khiến bạn bị thụt lùi về sau, sẽ dễ khiến bạn chán nản và từ bỏ. 

Bởi kinh nghiệm và sự đam mê sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững hoặc biến hóa uyển chuyển theo sự thay đổi của thương trường.

Để khắc phục thì một bản kế hoạch thành lập công ty hay kế hoạch kinh doanh là việc vô cùng quan trọng mà bạn bắt buộc phải thực hiện.

Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và lên chiến lược kinh doanh càng chi tiết, mạch lạc thì bạn càng nắm trong tay cơ hội chiến thắng nhiều hơn.

Tham khảo bài viết

Bản kế hoạch mẫu quy trình kinh doanh của công ty 2021

2.3 Khi mở công ty riêng thì bạn có năng lực điều hành công ty không?

Khi mở công ty riêng, ai cũng muốn có một công ty có quy mô lớn với một đội ngũ nhân viên hùng hậu. 

Nhưng để có thể đạt được điều đó, ai cũng phải bắt đầu từ con số 0 cả. Việc doanh nghiệp chỉ có vài nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc là việc thường thấy với các công ty mới thành lập. 

Vậy nên, một người chủ có năng lực tốt là một điều cần phải có, bởi chủ doanh nghiệp có thể phải đảm nhận nhiều công việc như: lập kế hoạch kinh doanh, lên kế hoạch marketing…

Nếu chủ doanh nghiệp là người không có chuyên môn, kinh nghiệm cao, có thể làm mọi việc trở nên tệ hơn hay thậm chí là dính đến những vi phạm của pháp luật.

2.4 Bạn đã có các kỹ năng mềm cần thiết của một người quản lý chưa?

Như đã nói ở trên, ở những giai đoạn đầu thành lập công ty, người chủ là người phải gánh chịu gần như những áp lực, khó khăn nhất. 

Nó không hề dễ dàng như một số người vẫn hay nghĩ, mà ngược lại cực kỳ áp lực và nó cũng không dễ dàng kết thúc trong vài ngày hay vài tháng. 

Do đó, nếu chưa chuẩn bị được đầy đủ kiến thức, vốn liếng, kinh nghiệm và cả tinh thần thì hãy dành một khoảng thời gian để có thể tích lũy những điều đó; để đến khi đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, quá trình khởi nghiệp mới có thể giảm bớt áp lực và doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển bền vững hơn.

3. Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Trước khi thành lập doanh nghiệp công ty, thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển cho công ty của bạn trong tương lai.

Hiện tại, các loại hình doanh nghiệp bao gồm 5 loại hình:

Tham khảo thêm bài viết:

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? So sánh các loại hình doanh nghiệp và công ty năm 2021

Và đại đa số các chủ kinh doanh trước khi thành lập công ty thì họ thường hay chọn loại hình hộ kinh doanh để làm loại hình chính cho doanh nghiệp của họ.

Vậy tại sao loại hình hộ kinh doanh lại được đại đa số các chủ kinh doanh lựa chọn như vậy?

Hãy tham khảo bài viết: “Nên thành lập công ty hay mở hộ kinh doanh gia đình?” để hiểu rõ chi tiết hơn về mô hình hộ kinh doanh nhé.

3.1 Khái quát về công ty

Công ty là tập hợp con của doanh nghiệp. Công ty là một pháp nhân. Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu. 

Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn. Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được. Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạncông ty Cổ phần là được gọi là công ty.

Đăng ký doanh nghiệp còn được gọi là thành lập công ty, là mô hình hoạt động phổ biến hiện nay. 

Cá nhân đứng ra đăng ký kinh doanh và làm chủ một công ty. 

Các giao dịch mà cá nhân đại diện công ty thực hiện phải được xác nhận bằng con dấu tròn pháp nhân. Nếu giao dịch lấy danh nghĩa công ty thì chỉ khi đóng dấu công ty, giao dịch mới có hiệu lực.

3.2 Có nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ. Hình thức đăng ký này không cần con dấu tròn pháp nhân, cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).

3.3 Nhược và ưu điểm của hộ kinh doanh và công ty

Sau đây là những so sánh cụ thế về những ưu nhược điểm của 2 loại hình này:

– Chỉ doanh nghiệp mới có con dấu công ty, hộ kinh doanh thì không.

– Các công ty, doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng. Còn hộ kinh doanh, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực.

– Công ty không giới hạn số lượng lao động, còn với hộ kinh doanh thì có quy mô nhỏ (dưới 10 người).

– Một người có thể đứng ra thành lập 1 hoặc nhiều công ty, nhưng với hộ kinh doanh thì lại không như vậy. Nếu muốn đăng ký hộ kinh doanh thứ hai thì chủ hộ phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh thứ nhất đã đăng ký.

– Đối với công ty, một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty. Tuy nhiên, với hộ kinh doanh thì một địa chỉ đăng ký chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh.

– Trên thực tế, hộ kinh doanh không được đăng ký một số ngành nghề, mà phải thành lập công ty mới được đăng ký.

– Đối với hộ kinh doanh cá thể, nếu địa chỉ nào đã có hộ kinh doanh (ngưng hoạt động nhưng chưa giải thể) thì không thể đăng ký hộ kinh doanh khác. 

3.4 Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh có con dấu không?

Các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh mới có con dấu còn hộ kinh doanh thì không có.

Hộ kinh doanh cá thể có phải là doanh nghiệp không?

Hộ kinh doanh là một trong 5 loại hình doanh nghiệp nhưng không phải là 1 công ty, 1 doanh nghiệp.

4. Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH

Sự khác nhau giữa công ty tnhh và công ty cổ phần

Loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH cũng là 2 loại hình được ưu chuộng và được sử dụng rộng rãi tại thị trường kinh tế Việt Nam.

Vậy nếu bạn là một chủ kinh doanh của 1 công ty thì loại hình nào phù hợp nhất? Công ty cổ phần và công ty tnhh đâu là loại hình tốt nhất? Ưu nhược điểm của công ty tnhh và công ty cổ phần là gì?

Ngay sau đây, STARTUPLAND sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả một cách cô đọng, dễ hiểu nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẽ tới bạn một số kinh nghiệm khi thành lập công ty

4.1 Công ty cổ phần và công ty TNHH: Giống nhau điểm nào?

  • Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp
  • Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân

4.2 Sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần

HThành phầnCông ty TNHHCông ty cổ phần
Số lượng thành viên tham giaThành viên có thể tổ chức hoặc cá nhân và số lượng không qua 50 thành viênThành viên hay cổ đông có thể cá nhân hoặc tổ chức và không giới hạn số lượng cổ động ( tối thiểu là 3 )
Vốn điều lệĐược chia theo tỉ lệ phần trăm thành viên góp vốnĐược chia làm nhiều phần tương đương với tỉ lệ góp vốn của cổ đông
Huy động vốnKhông phát hành cổ phiếu, cổ phần – tăng vốn bằng cách tăng vốn góp của thành viênĐược phát hành cổ phiếu, cổ phần huy động vốn
Chuyển nhượng Không được chuyển nhượng người ngoài nếu như các thành viên đang mua hoặc mua hếtCác cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần. Nếu cổ đông chuyển nhượng cho người không phải cổ đông thì cần sự chấp thuận của đại hội cổ đông
Cơ cấu tổ chứcCác công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam chia làm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên– Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm sát và giám đốc hoặc tổng giám đốc
– Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc
Sự khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH

Dựa vào đây cho thấy, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức hơn hẳn công ty TNHH, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài ( Do được ban hành cổ phiếu và không giới hạn số lượng thành viên gop vốn ).

Tuy nhiên, việc không giới hạn thành viên sẽ dễ gây ra tình trạng khó quản lý và thống nhất.

Chính vì vậy, khi bạn lựa chọn giữa hai loại hình công ty này cần phải trả lời được câu hỏi “Liệu mình có thể quản lý được hay không? ” Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

4.3 Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần? Câu hỏi thường gặp

Nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên?

Tuỳ vào nguồn vốn mà bạn muốn chi ra để phát triển doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết đinh nên thành lập công ty TNHH 1 hay 2 thành viên.

Các loại hình công ty cổ phần?

– Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm sát và giám đốc hoặc tổng giám đốc
– Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc

4. Có nên thành lập công ty doanh nghiệp: Vấn đề cần lưu ý:

4.1 Có nên thành lập công ty: 6 bước bắt buộc lưu ý khi thành lập doanh nghiệp riêng

Bước 1: Chọn loại ngành nghề đăng ký kinh doanh

Đây là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để thành lập nên một cơ sở kinh doanh. 

Kinh doanh sản phẩm – dịch vụ gì, mặt hàng như thế nào, mẫu mã ra sao, có gì khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, … là những câu hỏi cần được các chủ cơ sở kinh doanh tương lai trả lời và hoạch định rõ ràng ngay từ đầu. 

Khi biết được công ty kinh doanh gì, chúng ta mới phân tích được vị thế của mình và phân khúc được đối tượng khách hàng công ty muốn hướng tới.

Bước 2: Chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng quy định

Trụ sở chính của công ty kinh doanh là địa điểm liên lạc của công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa chỉ cần rõ ràng, đầy đủ thông tin để các cơ quan quản lý Nhà nước dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp.

Đối với các công ty, doanh nghiệp muốn thành lập trụ sở chính tại các chung cư, căn hộ cần lưu ý xác minh chức năng của chung cư và căn hộ đó vì pháp luật không cho phép kinh doanh tại những căn hộ chỉ dùng để ở, không có chức năng thương mại.

Đối với các ngành nghề đặc thù, địa chỉ trụ sở chính cần phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần phải có kho chứa xăng và các bảo hộ an toàn phòng cháy chữa cháy đầy đủ, …

Bước 3: Chọn loại hình công ty phù hợp

Theo luật doanh nghiệp 2014, tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là:

  • Công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Tùy vào số lượng thành viên, nhu cầu, khả năng, … của tổ chức để chọn ra mô hình để thành lập cơ sở kinh doanh phù hợp. Sau đó, ứng với từng loại mô hình doanh nghiệp, chúng ta có thể làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ cho Sở kế hoạch và đầu tư

Sau khi nhân viên kiểm tra chắc chắn rằng đã nộp đầy đủ hồ sơ có ghi rõ ràng các thông tin cần thiết liên quan ( phải có hồ sơ, biểu mẫu quyết định thành lập công tyhợp đồng góp vốn thành lập công ty nếu các thành viên tham gia góp vốn), nhân viên sẽ gửi cho người đăng ký giấy hẹn. 

Bổ sung nếu có sai sót sau 3 ngày sẽ nhận được giấy phép.

Bước 5: Khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu

Khi đã có giấy phép kinh doanh, bạn cần làm con dấu để công bố trên sở kế hoạch đầu tư sau 1 ngày nộp con dấu sẽ có hiệu lực. 

Cần đem giấy phép kinh doanh để cơ sở khắc dấu làm sở cứ làm con dấu đúng pháp luật.

Bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thời gian trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Và trong vòng 30 ngày bạn nên kiểm tra thông tin doanh nghiệp của mình trên trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx phòng trường hợp sai sót thông tin

Tham khảo bài viết

Hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp: Hướng dẫn một cách chi tiết 2021

4.2 Chuẩn bị vốn đầy đủ và tiến hành kê khai vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. 

Người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình.

Tham khảo bài viết:

Hướng dẫn cách tra cứu vốn điều lệ công ty 2021

Vốn điều lệ tối thiểu ? Tối đa?

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường.

Với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Vốn điều lệ và vốn pháp định giống và khác nhau những gì?

Giống: Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Khác:

 Vốn điều lệVốn pháp định
Cơ sở xác địnhKhi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định. 
Mức vốnPháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.Nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ làm gánh nặng cho nghĩa vụ tài chính của công ty. Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh do pháp luật quy định.  

Kê khai vốn điều lệ như thế nào?

Về thời hạn góp vốn: Chủ sở hữu, thành viên, các cổ đông có 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh để góp đủ vốn như đã cam kết.

Về hình thức góp vốn:

  •  Cá nhân: tiền mặt hoặc chuyển khoản
  • Tổ chức: chuyển khoản

4.3 Chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là gì?

“Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”theo Luật doanh nghiệp 2014.

Phân biệt chủ sở hữu và người đại diện

Chủ sở hữu là người đứng ra góp vốn vào công ty và là người có quyền và nghĩa vụ đối với công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty, là người trực tiếp được hưởng các lợi nhuận của công ty. 

Chủ sở hữu có thể kiêm luôn chức vụ người đại diện theo pháp luật nhưng người đại diện theo pháp luật chỉ là người được thuê để thay mặt công ty giao dịch với khách hàng hoặc đại diện công ty trước các cơ quan nhà nước.

Về lợi ích, chủ sở hữu được trực tiếp hưởng lợi tức từ hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi vốn của chủ sở hữu. 

Người đại diện công ty theo pháp luật được hưởng lương, thưởng do chủ sở hữu và người đại diện đã thỏa thuận và ký hợp đồng trước đó.

4.4 Chuẩn bị tên cho công ty tránh trùng lặp

Đặt tên cho công ty cần đầy đủ 2 phần: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Ví dụ như: công ty TNHH Hoàng Hôn, công ty cổ phần UNO, …

Những điều cấm khi đặt tên cho công ty

Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại trang web: dangkykinhdoanh.gov.vn.

5. Những sai lầm cần tránh khi thành lập công ty

Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu những hiểu lầm mà nhiều bạn mắc phải khi nhé.

5.1 Không thực tế, quá mơ mộng

Ước mơ hoài bão là cần thiết. 

Tuy nhiên, phải biết thực tế hóa các mục tiêu của công ty. Các bạn không thể nào chỉ vừa mới thành lập công ty mà đã hi vọng thành công, kiếm được doanh thu khủng chỉ trong một thời gian ngắn được. 

Thực tế cho thấy, các bạn phải trải qua vất vả, khó khăn mới có thể nếm được trái ngọt được. 

Hãy luôn chuẩn bị tinh thần, duy trì nguồn năng lượng tích cực trong quá trình thành lập công ty của mình.

5.2 Khởi nghiệp nhưng lại không tập trung vào khách hàng 

Có rất nhiều công ty đổ lỗi cho khách hàng mỗi khi sản phẩm hay dịch vụ của họ bị phàn nàn. 

Các bạn phải luôn nhớ rằng để doanh nghiệp được thành công, thì phải thu hút được khách hàng, và để thu hút được khách hàng thì phải làm hài lòng khách hàng của mình. 

Vậy nên, hãy luôn tìm cách giải quyết các vấn đề để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ và sản phẩm của bạn là tốt nhất.

5.3 Không chọn đúng cộng sự

Mâu thuẫn, xung đột là điều không thể tránh khỏi khi bạn làm việc cùng với những người khác. 

Vậy nên, hãy cẩn trọng khi tìm kiếm cộng sự và hãy tìm đúng người có cùng chí hướng, cùng đam mê và có thể cùng nhau trải qua khó khăn.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết, tìm hiểu điểm mạnh của cộng sự của mình, để từ đó có thể khai thác được năng lực của từng nhân sự, bổ sung cho nhau, giúp công ty trở thành một tổng thể hoàn chỉnh.

5.4 Sai lầm khi kêu gọi đầu tư

Có những doanh nghiệp mang tiền đi tham gia các chương trình gọi vốn để có thể tranh thủ quảng bá cho thương hiệu cho mình. 

Tuy nhiên, đừng quá quang trọng danh tiếng, hãy đảm bảo những bước đi ban đầu thực vững chắc.

Có những công ty khó có thể kêu gọi vốn, công ty sẽ làm đủ mọi cách để đáp ứng nhà đầu tư, mà điều này thì hoàn toàn không nên! 

Hãy lắng nghe lời khuyên từ nhà đầu tư tiềm năng và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình!

Hãy liên hệ với STARTUPLAND để có thể được hỗ trợ, tư vấn kề dịch vụ thành lập, cũng như được tư vấn về kế toán thuế trọn gói hoàn toàn miễn phí.

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi các bạn có ý định muốn thành lập công ty. Nếu độc giả vẫn còn vướng mắc và vẫn không biết có nên thành lập công ty hay không? Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh thì hãy liên hệ đến STARTUPLAND để nhận được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé! Bạn có thể tham khảo thêm bài viết nước ngoài tại đây để nắm rõ thông tin hơn nhé

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version