Vốn điều lệ – đăng ký bao nhiêu là đủ?

Ông bà ta có câu: Phi thương bất phú, muốn làm giàu phải đi lên từ kinh doanh. Thành lập doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết và là điều kiện cần để hợp pháp hóa quá trình kinh doanh, tạo ra lợi nhuận. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là vốn. Vốn bao nhiêu là đủ, đầu tư bao nhiêu là thích hợp, có nhất thiết phải có đủ số vốn điều lệ như kê khai thì mới được quyền thành lập doanh nghiệp, nếu không góp đủ vốn thì có ảnh hưởng gì về mặt pháp lý không?

Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu sâu về vấn đề vốn điều lệ này nhé!

tìm hiểu về vốn điều lệ
Tìm hiểu về vốn điều lệ

1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ công ty được quy định theo Luật doanh nghiệp 2014 là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

2. Ý nghĩa của vốn điều lệ:

a. Là tổng số vốn ban đầu mà các thành viên hoặc cổ đông trong công ty góp vào để công ty để hoạt động.

Pháp luật quy định các thành viên cam kết góp đủ số vốn sau 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn như đã cam kết góp thì phải làm thủ tục giảm vốn theo luật định.

b. Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cho các thành viên/cổ đông khi công ty kinh doanh có lời

Điều này có thể hiểu rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chia cho cổ đông dựa vào tỷ lệ vốn góp.

Ví dụ: công ty TNHH hai thành viên trở lên, có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, thành viên A góp 6 tỷ (tương đương tỷ lệ 60%), thành viên B góp 4 tỷ (Tương đương 40%) thì sau đó nếu doanh nghiệp kinh doanh có lời 100 triệu, thành viên A sẽ được chia 60 triệu và thành viên B được chia 40 triệu, đúng với tỷ lệ vốn góp ban đầu.

c. Là cơ sở để quy định trách nhiệm của thành viên/cổ đông.

Trách nhiệm của thành viên với số vốn gop của mình có thể hiểu tương tự như cơ sở để phân chia lợi nhuận như đã phân tích ở trên

VĐL ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là căn cứ để nhà nước thu lệ phí môn bài hằng năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Hiện nay, Nghị định 22/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2020, có hiệu lực thi hành ngày 25/02/2020 miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập đối với doanh nghiệp thành lập mới.

3. Vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu để có thể mở công ty hoặc góp vốn?

Hiện tại, pháp luật không quy định về vốn điều lệ tối thiểu, trừ một số ngành nghề có điều kiện, yêu cầu vốn pháp định như ngành nghề kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (xem thêm tại Điều 03 Nghị định 76/2015 /NĐ-CP)

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp nên cân nhắc về vốn cho doanh nghiệp mình, bởi lẽ, nếu vốn quá thấp sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp trước đối tác, điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến doanh thu và khả năng ảnh hưởng của công ty trên thương trường.

Còn nếu chủ doanh nghiệp đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân thì cái lợi trước mắt là tạo được niềm tin cho đối tác, ngân hàng nhưng cũng không kém phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký.

Đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là đủ

4. Có cần chứng minh vốn đã góp vào công ty hay không?

Việc đăng ký vốn điều lệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về phần vốn góp là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp và không có cơ quan nào kiểm tra. Khi thành lập mới doanh nghiệp thì doanh nghiệp không cần chứng minh. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh theo đúng pháp luật, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh trong khả năng kiểm soát và chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp nếu như có rủi ro pháp lý xảy ra , trên thứ tự ưu tiên thanh toán được các khoản tiền lương cho người lao động, chủ nợ, các khoản nợ Nhà Nước…

5. Vốn điều lệ góp bằng cách nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy đinh tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Kết luận:

Khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như khả năng tài chính, trách nhiệm pháp lý, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển… để chọn mức vốn điều lệ cho phù hợp.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version