Tìm hiểu về hiệp định TRIPS và vai trò đối với quyền sở hữu trí tuệ

hiệp định trips
hiệp định trips

Quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu bản quyền các nội dung hình ảnh thương mại ngày càng được chú trọng trên thế giới. Chính vì vậy, các bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ và các hiệp định quy ước mới trên thế giới được ra đời. Trong đó, hiệp định TRIPS được biến đến là hiệp ước quốc tế đa phương đã tồn tại gần 30 năm. Cùng tìm hiểu thêm về hiệp định TRIPS cũng như vai trò đối với luật sở hữu trí tuệ trong bài viết dưới đây của STARTUPLAND nhé!

Khái niệm hiệp định TRIPS

Hiệp định TRIPS là gì, tại sao lại có hiệp định này?

Được biết, hiệp định TRIPS là một hiệp định liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, mang tính pháp lý giữa các thành viên tổ chức WTO. Khuôn khổ được áp dụng là đối với các thành viên có gia nhập tổ chức WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới. Tên đầy đủ của hiệp định là Agreement on Trade-Related Aspect of Intellectual Property Rights.

Hiệp định này ra đời vào ngày 15/12/1993, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995. Như vậy tuổi đời của hiệp định cũng đã ngót 30 cho đến hiện nay. Vậy nhưng thực tế, tại Việt Nam lại không có nhiều người biết đến hiệp định này.

Hiệp định TRIPS là một phần phụ lục mục 1C nằm trong thỏa thuận thiết lập tổ chức WTO sau khi đã thông qua vào ngày 15/04/1994.

Vai trò mục tiêu của hiệp định TRIP đối với quyền sở hữu trí tuệ

Mục tiêu chính của hiệp định TRIPS đặt ra nhằm bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy cải tiến về công nghệ. Từ đó việc chuyển giao công nghệ, đảm bảo quyền lợi cho các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức. Các quyền nhằm hướng tới sự đảm bảo cân bằng quyền lực và nghĩa vụ.

Nội dung chính của hiệp định TRIPS

Sở hữu tính hiệu lực cao và bắt buộc đối với toàn thành viên tham gia WTO, vậy nên hiệp định TRIPS đóng góp vai trò to lớn về các nội dung quan trọng bao gồm:

Thỏa thuận đa phương tiện một cách toàn diện về quyền sở hữu trí tuệ cho đến hiện tại

Các thành viên WTO có nghĩa vụ cần tuân thủ và áp dụng theo các tiêu chuẩn bảo hộ được thiết lập tại hiệp định. Mức áp dụng được quy định là tối thiểu, yêu cầu các nước thành viên cần đạt mức bằng hoặc cao hơn.

Đồng thời các nước thành viên WTO cũng có quyền tự quyết nhất định bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu này. Chính sách dựa trên quy định tùy nghi và cũng có sự linh hoạt.

Hiệp định TRIPS được đánh giá cao nhờ cơ chế thực thi về quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả. ĐIểm khác biệt lớn nhất giữa hiệp định này so với các điều ước khác là nhờ: quy định chi tiết đầy đủ nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt mức tối đa. Mọi vấn đề tranh chấm trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước đều sẽ được giải quyết minh bạch theo dân sự, hành chính, kiểm soát biên giới, hình sự.

Thúc đẩy tự do thương mại quốc tế hóa

Hiệp định TRIPS mang tới sự thúc đẩy hiệu quả thương mại quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ. Ngăn chặn các nước thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ là một rào cản thương mại. Mục tiêu của hiệp ước là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chứ không hề ngăn chặn thương mại dựa trên các sở hữu trí tuệ dó.

Các nguyên tắc của hiệp định TRIPS

Nguyên tắc của hiệp định TRIPS

Có ba nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua khi nhắc tới hiệp định TRIPS. Đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc minh bạch.

1. Nguyên tắc đối xử quốc gia

Mọi tranh chấp trong vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ do bộ phận giải quyết của WTO xem xét và giải quyết.

2. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Nó quy định việc cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân nước mình và công dân nước ngoài. Sự phân biệt đối xử giữa công dân hai nước là điều không thể chấp nhận. Quyền sở hữu trí tuệ này mang tới sự bảo hộ lập tức và vô điều kiện, không hề dựa trên sự ưu ái cho công dân nước nào.

3. Nguyên tắc minh bạch

Các vấn đề về quy định luật pháp, các phán xử cuối cùng hay quyết định hành chính thỏa ước đều cần được thể hiện minh bạch. Cụ thể như việc công bố chính thức, yêu cầu nước thành viên cần cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thông tin.

Trên đây là một số thông tin quan trọng nhằm đem tới cái nhìn cho bạn về hiệp định TRIPS và quyền sở hữu trí tuệ. Đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh nhé!

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version