CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

chuyen giao quyen so huu tri tue

Với những lợi ích thương mại ngày càng lớn của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cũng ngày càng nhiều. Qua đó, chủ sở hữu công nghiệp có thể thu về một khoản lợi ích vật chất. Đồng thời bên được nhượng quyền có cơ hội khai thác hiệu quả hơn quyền sở hữu công nghiệp. Không những vậy, chuyển giao quyền còn góp phần phổ biến công nghệ. Đặc biệt hạn chế độc quyền, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu. Vậy sẽ có cần những lưu ý gì khi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hiện nay? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu ngay nhé!

1.Thế nào là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác.”

Quyền sở hữu công nghiệp, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế kiểu dáng công nghiệp. Bao gồm thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra. Hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 

2.Chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp bao gồm những gì?

Theo quy định Luật sở hữu trí tuệ 2005:

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Về cơ bản, chuyển nhượng sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng có những điểm tương đồng. Tuy nhiên lại là hai khái niệm khác biệt nhau. Đó là có chung phạm vi về đối tượng: chủ yếu là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. 

>> Tìm hiểu thêm:  Phân biệt giữa chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp. 

3. Các hình thức chuyển quyền sở hữu công nghiệp

3.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

  • Về chủ thể: Bên chuyển giao là chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thì mới có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mình cho người khác.
  • Về tên hợp đồng: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng văn bản. Đó được gọi là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp”.  
  • Hiệu lực của hợp đồng: Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ. Đồng thời hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Về chủ thể: Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu; hoặc là bên nhận chuyển giao theo một hợp đồng chuyển giao khác khi được bên chuyển giao đầu tiên cho phép. (Gọi là hợp đồng thứ cấp).
  • Về hợp đồng chuyển quyền sử dụng: Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. (Gọi là “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”.

3. Trường hợp phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Khác với các loại hợp đồng khác, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký quyền sở hữu đối với sáng chế. Bao gồm kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. 

Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên. 

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. 

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt. 

Liên hệ với STARTUPLAND ngay để được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất về các trình tự, thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version