Một số quy định mới đáng chú ý của Bộ Luật Lao động 2019

Ngày 20/11/2019, Quốc Hội đã ban hành Luật số 45/2019/QH14: Bộ Luật Lao động nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, giúp xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bộ Luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, do vậy người lao động cần nắm rõ các quy định mới trước khi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu nhé!

Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019

Quy định mới về hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động 2019

Theo Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có một số điểm thay đổi đáng chú ý như sau:

  • Chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động: hợp đồng xác định thời hạn (thời gian hợp đồng không quá 36 tháng) và hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động có thể ký bằng phương tiện điện tử theo quy định về giao dịch điện tử và có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.
  • Hợp đồng được hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác (hợp đồng cộng tác viên, … ) nhưng có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được xem là hợp đồng lao động.
  • Không còn loại hợp đồng lao động theo mùa vụ và không áp dụng thử việc đối với HĐLĐ dưới 01 tháng.
  • Thêm 02 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 30 Bộ Luật Lao động 2019.
  • Theo Điều 35 Bộ Luật Lao động 2019 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do, chỉ cần báo trước theo Khoản 1 của điều này. Cũng theo Khoản 2 Điều 35 của Bộ Luật này, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong một số trường hợp cụ thể.
  • Thêm 02 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước: khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong vòng 15 ngày nhưng người lao động không có mặt tại nơi làm việc; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do thuyết phục từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
  • Nội dung hợp đồng lao động yêu cầu phải có “Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động”.

Một số điểm mới về lương, thưởng theo Bộ Luật Lao động 2019

  • Theo Khoản 2 Điều 95 người sử dụng lao động không được ép người lao động sử dụng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty hoặc đơn vị khác theo sự chỉ định của người sử dụng lao động.
  • Người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương thay mình trong trường hợp không thể trực tiếp nhận lương.
  • Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần thanh toán lương.
  • Nếu thanh toán lương chậm từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ bị tính lãi do trả chậm theo lãi suất có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương.
  • Chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng sẽ do người sử dụng lao động chịu.
  • Theo Điều 115, thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương.
  • Ngày lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ 02 ngày và hưởng nguyên lương.
  • Nếu không được thanh toán lương đúng hạn, người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước.
  • Lao động nữ làm công việc nặng nhọc trong quá trình mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày và hưởng nguyên lương.
  • Theo Điều 104, người lao động được thưởng bằng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy chế thưởng của công ty.

Quy định mới về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ hưu

Một số điểm mới về thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo Bộ Luật Lao động 2019

  • Thời gian làm việc ngoài giờ không quá 40 giờ/tháng.
  • Theo Khoản 3 Điều 107 người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm trong một số trường hợp cụ thể.
  • Nếu công việc được giao có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thì người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ trong những trường hợp này.
  • Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận rút ngắn thời gian làm việc với người sử dụng lao động.
  • Lao động nữ làm công việc nặng nhọc trong quá trình mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của người lao động và thông báo cho người lao động biết.
Tìm hiểu về điểm mới trong Luật Lao động sửa đổi 2019

Quy định mới về vấn đề nghỉ hưu của người lao động

  • Tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và nữ

Từ ngày 01/01/2021, đối với điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động namđủ 60 tuổi 03 tháng, và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

  • Điều kiện hưởng lương hưu thay đổi

Người lao động trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019.

Người lao động bị suy giảm lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019.

Trên đây là những thông tin bổ ích cho người lao động và người sử dụng lao động trước khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động giữa đôi bên. Mọi thắc mắc về vấn đề bảo hiểm xã hội, tiền lương, kế toán cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với STARTUPLAND để được giải đáp nhé!

By Tracy - StartupLand

Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp - Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty, đăng ký đầu tư, dịch vụ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, quyết toán thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các thủ tục liên quan: đăng ký kinh doanh khách sạn, Spa, Vệ sinh ATTP, PCCC, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version