Kiểm toán sở hữu trí tuệ có cần thiết không, tại sao phải kiểm toán?

Kiểm toán sở hữu trí tuệ được xem như một cách giúp doanh nghiệp thực hiện các quyền lợi và khai thác đầy đủ giá trị. Việc kiểm toán giúp rà soát lại hệ thống các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp sở hữu, quản lý và đánh giá rủi ro, kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để hiểu đúng về ý nghĩa của hoạt động này nhé!

Tìm hiểu về sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ

Khái niệm kiểm toán sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ không còn là khái niệm xa lạ với hầu hết những người làm kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo. Thế nhưng kiểm toán sở hữu trí tuệ thì không phải ai cũng biết về nó, và thậm chí còn thấy khá xa lạ.

Kiểm toán sở hữu trí tuệ là công việc rà soát một cách hệ thống nhất về các tài sản trí tuệ doanh nghiệp có quyền sở hữu. Hoặc kiểm toán tiếp nhận đánh giá về các rủi ro, đưa ra phương án giải quyết cho nhiều vấn đề. Kiểm toán sẽ vận dụng các kinh nghiệm của mình để quản lý tốt nhất tài sản sở hữu trí tuệ.

Đây là việc làm cần thiết đối với các công ty kinh doanh về lĩnh vực bản quyền. Kiểm toán sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp tìm ra các tài sản chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng và đủ. Xác định các mối đe dọa rủi ro với các hoạt động chính của doanh nghiệp. Từ đó nhà kinh doanh sẽ đưa ra chiến lược đúng đắn để duy trì, nâng tầm vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Tầm quan trọng của kiểm toán sở hữu trí tuệ

Thực tế theo nghiên cứu có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại New Zealand lợi nhuận cao nhưng không nhận thức được giá trị tài sản trí tuệ của mình. Họ thậm chí không biết cách để bảo vệ các tài sản này khi mà gặp các vấn đề xâm phạm.

Một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực bản quyền, sở hữu tri thức sẽ không thể thiếu vị trí kiểm toán này. Người quản lý sẽ thành công hơn nhờ sự trợ giúp của kiểm toán, kịp thời đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Cụ thể, kiểm toán sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra các vấn đề, danh mục và phân tích theo chiều sâu hơn, dạng như tư vấn về luật sở hữu vậy.

– Có những tài sản trí tuệ nào đang sở hữu, đang sử dụng hay không sử dụng như nào

– Tài sản trí tuệ này có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không, hay thuộc về đơn vị nào khác

– Tài sản trí tuệ có xâm phạm đến quyền của người nào khác không

– Có người nào khác đang xâm phạm tới tài sản trí tuệ của doanh nghiệp không

Kiểm toán sẽ lập thông tin chi tiết về những tài sản này, đánh giá tình trạng cụ thể của doanh nghiệp. Bởi nhiều doanh nghiệp có thể lầm tưởng về quyền trí tuệ mà họ đang sở hữu, điều này có thể khiến họ bị phạt rất nặng.

Lợi ích của chiến lược của kiểm toán tài sản trí tuệ

Những hoạt động chiến lược dựa trên việc kiểm toán sở hữu trí tuệ

Nhằm đảm bảo việc doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các giá trị tài sản này hay chưa, kế toán sẽ xác định, giám định và đánh giá. Từ đó doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các chiến lược như:

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Kiểm toán xác định về các tài sản trí tuệ nào của doanh nghiệp, đã đăng ký hay chưa. Với các tài sản trí tuệ có giá trị chưa đăng ký sẽ cần đăng ký sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Điều này sẽ đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp, được pháp luật bảo vệ trước mọi sự xâm phạm.

Mua hay sáp nhập

Đánh giá các giá trị của tài sản trí tuệ đúng đắn, doanh nghiệp sẽ hiểu được tài sản nào có thể giúp sinh lời trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ khai thác định giá doanh nghiệp dựa trên việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ đó của doanh nghiệp. Do vậy, định giá đúng tài sản trí tuệ cực kỳ quan trọng nha.

Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ

Tăng doanh thu cho doanh nghiệp khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản này cho bên thứ ba. Các hợp đồng quyền sử dụng này giúp tăng thêm giá trị thị phần doanh nghiệp.

Đem cầm cố, thế chấp

Tài sản sở hữu trí tuệ cũng là tài sản của doanh nghiệp, nó hoàn toàn có thể được sử dụng như giá trị cầm cố, thế chấp. Doanh nghiệp có sự định giá tài sản trí tuệ để xác định vay tín dụng đúng đắn.

Giảm chi phí về quyền sở hữu trí tuệ

Với các tài sản trí tuệ được định giá là không còn đem lại lợi ích nữa, doanh nghiệp có thể không cần gia hạn thêm. Nó sẽ giúp giảm bớt chi phí duy trì, cũng tránh xâm phạm quyền sở hữu của bên khác.

Thực thi, bảo vệ quyền lợi trước sự xâm phạm

Kiểm toán để biết tài sản trí tuệ có bị xâm phạm với bên khác không. Từ đó thực thi các biện pháp áp dụng chống xâm phạm bản quyền.

Trên đây là các thông tin hữu ích về kiểm toán sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của nó với các doanh nghiệp. Đừng ngần ngại khi liên hệ với STARTUPLAND để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ khi thành lập doanh nghiệp.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version