Khi nào nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam?

dang-ky-nhan-hieu

Thời đại toàn cầu hoá, tài sản trí tuệ cũng được xem trọng hơn. Nhãn hiệu là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp cũng chú trọng khâu bảo vệ nhãn hiệu để tăng uy tín của mình trên thương trường. Tuy nhiên, làm cách nào để nhãn hiệu của mình được bảo hộ tại Việt Nam. Các nhà kinh doanh đã nắm rõ được các yếu tố pháp lý về vấn đề này chưa? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một trong số các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu”. Đây là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Cách phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu cũng không quá khó.

Một vài nhãn hiệu Việt Nam được nhiều người biết đến, có thể kể tên như:

Nhãn hiệu Unilever Việt Nam với các dòng sản phẩm: Dầu gội Sunsilk, dầu gội Clear, sữa tắm Dove…

Nhãn hiệu Vinamilk của Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Đây là một nhãn hiệu lâu đời với các dòng sản phẩm từ sữa tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (“GCN ĐKNH“) là cơ sở pháp lý khẳng định quyền của chủ đơn đối với nhãn hiệu. Nhãn hiệu đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ đơn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm bằng hình thức nộp phí gia hạn. Nhiều chủ đơn không quan tâm vấn đề này nên dẫn đến tình trạng hết hiệu lực văn bằng.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Khi nào được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Văn bằng bảo hộ là cơ sở pháp lý chứng minh quyền sở hữu trí tuệ của chủ đơn đối với nhãn hiệu. Một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.

Dấu hiệu nhìn thấy được có thể hiểu là khả năng nhận biết bằng thị giác của con người. Dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng:

  • Chữ cái, từ ngữ,
  • Hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
  • Sự kết hợp các yếu tố đó.
  • Được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Ví dụ: Nhãn hiệu Bia Sài Gòn của Việt Nam được bảo hộ có sự kết hợp giữa biểu tượng con rồng cách vẽ điệu và chữ Sabeco.

Hiện tại, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa bảo hộ cho các nhãn hiệu không nhìn thấy được. Các dấu hiệu không nhìn thấy được, có thể kể đến như là âm thanh, mùi vị…Do đó, nhãn hiệu phải có hình dạng vật chất nhất định thì mới được bảo hộ tại Việt Nam.

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ

Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu là các nhóm hàng hoá, dịch vụ mà chủ đơn đăng ký. Cùng là nhãn hiệu A nhưng kinh doanh mảng thực phẩm hoàn toàn khác với nhãn hiệu A kinh doanh mảng quần áo. Có lẽ vì thế mà cùng một tên thương mại giống nhau nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ. Bởi lẽ chủ đơn kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác nhau.   

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt

Chủ đơn nên làm gì để nhãn hiệu được bảo hộ

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt

Trong Luật sở hữu trí tuệ, không có quy định nào bắt buộc chủ đơn phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo hộ những nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Khác với cơ chế bảo hộ tự động của Quyền tác giả. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi có cơ sở pháp lý là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, phát sinh tranh chấp, nhà nước sẽ xem đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ đơn.

Nên tra cứu nhãn  hiệu trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Điều này sẽ giúp chủ đơn đánh giá được nhãn hiệu của mình có dấu hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhàm lẫn không. Đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự kiến đăng ký, cơ hội được cấp văn bằng bảo hộ sẽ cao hơn. Từ đó giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

Ví dụ: Nhãn hiệu “VINAMILK” cho sản phẩm sữa đã được cấp văn bằng bảo hộ từ năm 2010. Nếu bạn dùng nhãn hiệu “VINAMILK” để đăng ký cho sản phẩm sữa sẽ bị Cục SHTT từ chối. Vì nhãn hiệu này trùng hoàn toàn với nhãn hiệu “VINAMILK” đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó.

Kết luận:

Vốn dĩ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều mà các nhà kinh doanh cần quan tâm. Không chỉ vì giá trị kinh tế mang lại. Đây còn là sự khẳng định tầm nhìn chiến lược của mỗi nhà lãnh đạo. Sản phẩm, dịch vụ của họ cung cấp ra thị trường vì thế cũng trở nên uy tín hơn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version