Liên hệ
- 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
- 088 880 2358
- info@startupland.vn
- Thứ 2-6: 8:30 đến 18:00
Thứ 7: 9:00 đến 12:00
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm không còn quá xa lạ trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và sử dụng lẫn lộn nhau dù trên thực tế chúng thuộc hai phạm trù khác biệt hoàn toàn. Sau đây hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu đâu là sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu nhé.
Thương hiệu là một khái niệm thương mại dùng để chỉ các dấu hiệu đặc biệt để nhận biết các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi những cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau. Một thương hiệu có thể bao gồm nhiều đối tượng sở hữu công nghệ như: kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cả các yếu tố không thuộc quyền sở hữu trí tuệ như phương thức chăm sóc khách hàng, phong cách phục vụ và cung cấp sản phẩm/dịch vụ…Nói một cách khác thì thương hiệu là cách mà doanh nghiệp tạo ấn tượng và khiến cho khách hàng nhớ tới mình. Do đó, để duy trì tốt thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các phương thức quảng bá khác nhau để thương hiệu của mình tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng.
Ở góc nhìn pháp lý thì thương hiệu không phải là một tài sản trí tuệ và không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đối tượng mà thương hiệu hướng đến là thị trường, khách hàng và người tiêu dùng chứ không phải là mục đích xác lập quyền. Do đó, việc thương hiệu tồn tại được trong bao lâu là hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch quảng bá, duy trì và hoạt động của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa của Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là yếu tố dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, ta có thể thấy, khác với thương hiệu, nhãn hiệu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ. Nếu thương hiệu là những dấu hiệu vô hình hoặc hữu hình thì nhãn hiệu là những dấu hiệu hoàn toàn hữu hình, được nhận dạng thông qua các chữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc hoặc kết hợp của chúng.
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ. Sau khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó chính thức được pháp luật bảo hộ. Do đó, nhãn hiệu có “tuổi thọ” ngắn dựa vào thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm và có thể gia hạn không giới hạn số lần.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu như sau:
Theo Khoản 1 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
Nhãn hiệu là những yếu tố có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Do đó trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần lưu ý một số điều sau đây:
Trên đây là một số yếu tố để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần nắm rõ đâu là đối tượng mình phải đăng ký để được pháp luật bảo hộ để tránh những rủi ro không đáng có và giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp.
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Leave A Comment