HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN BIẾT

Để bắt đầu kinh doanh, bên cạnh những quan tâm về sản phẩm và khách hàng… chủ sở hữu cần phải hiểu rõ về pháp lý và cách thức vận hành của loại hình công ty đang hoạt động. Việc lựa chọn loại hình hoạt động sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển lâu dài, đem tới ưu điểm và sự nhược điểm khác nhau. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu rõ hơn về pháp lý Hộ kinh doanh cá thể nhé!

Các vấn đề cần biết về hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh (HKD) cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh đã đăng ký. (Xem thêm tại khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP)

Theo đó, HKD nếu sử dụng trên 10 lao động bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Nếu không sẽ bị phạt tiền đến 05 triệu đồng và hình thức phạt bổ sung là buộc thành lập công ty theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong kế hoạch đầu tư.

Lợi thế khi thành lập HKD cá thể

Thủ tục thành lập rất đơn giản

Thành lập HKD thủ tục vô cùng đơn giản, chủ hộ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp về Phòng Tài chính Kế toán tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hộ kinh doanh cá thể.

Đối với HKD do một cá nhận làm chủ, cá nhân có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh, những giao dịch sẽ được tiến hành nhanh chóng và thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Lợi thế khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Chi phí thấp, thủ tục Thuế đơn giản

Một trong số những ưu điểm nổi bật là Thuế khoán, nghĩa là doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thuế 1 lần/ năm, không cần phải kê khai thuế hằng tháng, quý.

 Hơn nữa, chế độ kế toán, chứng từ sổ sách  vô cùng đơn giản, gọn nhẹ, dễ khai báo, không đòi hỏi am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán cũng là những ưu điểm cần được quan tâm đối với loại hình này.

Những bất cập về pháp lý của Hộ kinh doanh

Chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ tài sản

Chủ hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình, điều này đảm bảo được khả năng chịu trách nhiệm gần như tuyệt đối với đối tác trên thương trường, tuy nhiên lại gây rủi ro cao đối với chủ hộ đó là phải dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ trong trường hợp thua lỗ, bởi vì không có sự tách bạch giữa tài sản của HKD và tài sản của cá nhân.

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Vì không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân với tài sản của tổ chức, cơ cấu tổ chức không chặt chẽ. Do đó, Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Điều này gây hạn chế trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai (Xem thêm quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT- NHNN)

Hoạt động quy mô nhỏ lẻ

HKD là hình thức phổ biến hiện nay bởi quy mô nhỏ lẻ, số lượng lao động ít, dễ quản lý, pháp luật không yêu cầu nghiêm ngặt về cơ cấu tổ chức. Hơn nữa, loại hình này chỉ được đăng ký tại một địa điểm, không được mở các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Hình thức kinh doanh nhỏ lẻ và cơ cấu không chặt chẽ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin khách hàng trong những giao dịch, hợp tác trên thương trường.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về pháp lý Hộ kinh doanh cá thể. Tùy vào quy mô và mục đích hoạt động mà bạn có thể lựa chọn thành lập công ty hoặc Hộ kinh doanh. Đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất các thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn kê khai kế toán nội bộ, kế toán thuế chuyên nghiệp và uy tín, cam kết bảo mật.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version