Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp khác hay không?

chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền đầu tư góp vốn công ty khác không
chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền đầu tư góp vốn công ty khác không

Thành lập doanh nghiệp tư nhân là loại hình đơn giản và nhanh chóng về các thủ tục thành lập công ty. Vậy câu hỏi đặt ra: chủ công ty tư nhân đứng tên có thể được góp vốn vào công ty khác hay không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thành lập doanh nghiệp và trách nhiệm của chủ DN tư nhân. Bài viết dưới đây của STARTUPLAND sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm như nào?

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ, thành lập doanh nghiệp tư nhân khác hơn nhiều so với các loại hình khác. Đây là mô hình nhỏ, do một cá nhân làm chủ. Quan trọng ở chỗ, cá nhân này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình.

Điều này có nghĩa, không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản của công ty và tài sản cá nhân. Người chủ doanh nghiệp sẽ có nguy cơ rủi ro cao khi doanh nghiệp gặp vấn đề tài chính, phá sản.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không hề có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền đầu tư góp vốn công ty khác không?

Doanh nghiệp tư nhân không có quyền làm thành viên góp vốn cho kinh doanh hộ gia đình, công ty hợp danh

Như đã khẳng định ở trên, DN tư nhân không có tư cách pháp nhân. Người này sẽ không có quyền góp vốn thành lập, mua cổ phần. Cho bất cứ loại hình công ty nào khác, từ hợp danh cho đến trách nhiệm hữu hạn và cổ phần.

Theo luật Doanh nghiệp 2014, điều 183, quy định mỗi cá nhân sẽ chỉ được mở một doanh nghiệp tư nhân. Không được phép tham gia làm chủ hộ kinh doanh hay công ty hợp danh.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ số tài sản cá nhân đã được sử dụng để chịu trách nhiệm cho công ty. Một khi đã đứng tên công ty tư nhân, cá nhân không được đứng tên cho các khoản vốn đầu tư nào khác. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng, đối tác và chủ nợ theo pháp luật.

>> Tuy nhiên, Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền mua cổ phần, góp vốn cho các công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần.

Quy định trên chỉ quy định không được làm chủ hộ kinh doanh cá nhân, công ty hợp danh. Nhưng không hề quy định chủ doanh nghiệp không được góp vốn cho các công ty khác.

Như vậy có nghĩa, luật pháp không cấm các chủ công ty tư nhân bỏ vốn cho các doanh nghiệp khác. Bởi lẽ số vốn góp đó vẫn có thể thu hồi hay chuyển đổi tài sản về. Chỉ không được đứng tên tham gia làm thành viên thành lập công ty khác.

 

Nếu vậy, thành lập công ty tư nhân có lợi ích gì?

Nhiều người sẽ tự hỏi, nếu thành lập mà không có tư cách pháp nhân. Thì điều này có lợi gì cho doanh nghiệp, chỉ đem đến rủi ro thôi sao.

Thực tế, hãy nghĩ thế này. Chính bởi doanh nghiệp của bạn chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Có nghĩa là doanh nghiệp cực kỳ có uy tín và khách hàng sẽ rất tin tưởng. Điều này phù hợp với các công ty muốn kinh doanh cần sự uy tín. Có thể kể đến như ngành nghề kinh doanh, mã ngành là các công ty vàng bạc đá quý. 

Ngoài ra, thành lập công ty tư nhân có bộ máy hoạt động đơn giản. Các thủ tục thành lập công ty lại không phức tạp. Vận hành công ty nhanh chóng, thông qua các quyết định tức thì, kịp thời nắm bắt cơ hội. Thay vì các quy trình phê duyệt, bàn bạc thảo luận từ các thành viên khác.

Do vậy, những cá nhân muốn tự làm chủ hoàn toàn thì thành lập công ty tư nhân là lựa chọn hợp lý nhất.

Trên đây là các thông tin hữu ích về thành lập công ty tư nhân. Hãy yên tâm rằng, bạn vẫn có quyền góp vốn vào các loại hình công ty TNHH và cổ phần.

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version