Tìm hiểu chính sách kê khai thuế doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt có nhiều điểm khác so với doanh nghiệp thông thường. Điều này được thể hiện rõ nhất là chính sách kê khai thuế doanh nghiệp, ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp chế xuất là gì, có gì khác so với doanh nghiệp thông thường, kê khai thuế ra sao? Cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Chính sách về thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Đầu tiên bạn có thể hiểu doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên thực hiện dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu, được thành lập theo quy định của chính phủ. Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu sản xuất chế tạo hàng để xuất ra nước ngoài. Tất nhiên việc xuất hàng ra các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam vẫn có nhưng cần tuân thủ các quy định pháp luật.

Doanh nghiệp chế xuất khi xuất hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng từ nước ngoài về sẽ nhận được ưu đãi thuế, miễn thuế. Đây là chính sách khuyến khích đầu tư của pháp luật Việt Nam.

Khu chế xuất sẽ có khu vực riêng, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng cổng tường rào. Có cổng ra và vào, bảo đảm cho việc kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng.

Các chính sách kê khai thuế với doanh nghiệp chế xuất

Chính sách thuế xuất khẩu 0%

Áp dụng cho các hàng hóa xuất khẩu có hợp đồng bán, gia công hay ủy thác xuất khẩu. Doanh nghiệp chế xuất có hóa đơn chứng từ tiền hàng xuất khẩu. Có tờ khai hải quan theo đúng quy định điều 16 khoản 2.

Áp dụng cho dịch vụ xuất khẩu: Hợp đồng cung ứng dịch vụ với các cá nhân tổ nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan. Hoặc có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu và chứng từ khác.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất gia công sản phẩm hàng hóa xuất cho doanh nghiệp nội địa

Kê khai thuế với doanh nghiệp nội địa

Doanh nghiệp nội địa cần kê khai nộp thuế đầy đủ bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế GTGT. Cụ thể áp dụng theo luật thuế nhập khẩu số 106/2016/QH13 và điều 22 khoản 2 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Giá trị tính thuế nhập khẩu không tính vào trị giá sản phẩm sau khi gia công, chỉ tính trước khi đưa vào gia công. Còn đối với nộp thuế GTGT thực hiện bình thường theo khoản 2 điều 7 của thông tư 219/TT-BTC.

Kê khai thuế với DN chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất có tiến hành hoạt động trực tiếp liên quan mua bán tại Việt Nam thì cần hạch toán riêng, kê khai thuế riêng đối với hoạt động gia công trên. Mức thuế GTGT áp dụng 10%.

Còn thông thường sẽ không phải chịu thuế GTGT, thuế xuất hay nhập khẩu

Doanh nghiệp chế xuất có nhiều ưu đãi về thuế

Tư vấn kê khai thuế doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp có nhiều nét đặc trưng riêng và cần kê khai hạch toán riêng. Do vậy, với các doanh nghiệp chế xuất, việc kê khai cần được thực hiện bởi những kế toán viên có trình độ chuyên môn và sự am hiểu sâu rộng. Dọn dẹp sổ sách kế toán cuối năm cũng cần được thực hiện cẩn thận hơn, đảm bảo các nguồn hàng nhập, xuất, kê khai nhập khẩu và xuất khẩu, giải trình các trường hợp miễn thuế.

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc kê khai thuế doanh nghiệp chế xuất. Đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ kế toán uy tín và chuyên nghiệp nhất nhé!

Tìm hiểu về >> Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version