Các trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng?

điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng
điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế không thể thiếu trong các thủ tục kê khai kế toán. Hoàn thuế giá trị tăng là việc Ngân sách nhà nước trả lại số tiền thuế đầu vào, khấu trừ trong kỳ tính thuế. Không phải trường hợp nào cũng được hoàn thuế GTGT. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu về các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/7/2020, theo sửa đổi mới nhất của Cơ quan thuế.

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Đầu tiên bạn cần nắm rõ về hoàn thuế giá trị gia tăng là gì. Đây là việc Nhà nước sẽ trả lại số tiền thuế GTGT mà tổ chức, cá nhân đã nộp. Số tiền này sẽ được khấu trừ vào tiền thuế cuối kỳ tổng kết của doanh nghiệp. Trong trường hợp hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân không thuộc diện chịu thuế.

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật

Trường hợp 1: Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Có dự án đầu tư mới, vẫn trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động. Các thiết bị, đầu tư cho dự án chưa được khấu trừ, số thuế phải đóng còn lại từ 300 triệu trở lên. Doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hoàn thuế GTGT.

Trường hợp 2: Đơn vị kinh doanh trong tháng, quý có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ của các hàng hóa dịch vụ xuất khẩu trên 300 triệu. Doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hoàn thuế theo tháng, quý đó.

Nếu như đơn vị xuất nhập khẩu không thực hiện hoạt động theo quy định của luật Hải quan sẽ không được hoàn thuế.

Trường hợp 3: Đơn vị kinh doanh thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT thực hiện chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất giải thể. Có số tiền thuế GTGT nộp thừa, hoặc số tiền thuế chưa khấu trừ hết sẽ được hoàn lại.

Trường hợp 4: Đơn vị kinh doanh có được quyết định hoàn thuế từ cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Cần chuẩn bị thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ và nắm được các thủ tục cần thiết. Thực hiện theo thông tư 156/2013/TT-BTC.

B1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị hoàn khoản thu ngân sách Nhà nước. Văn bản này có mẫu -1/ĐNHT được ban hành kèm theo, bạn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin. Kèm theo đó là các tài liệu có liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

B2. Đi nộp hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng

Kế toán doanh nghiệp đem nộp tại cơ quan thuế quản lý, hoặc có thể nộp tại hải quan (có thẩm quyền hoàn thuế). Doanh nghiệp nộp thuế cũng có thể gửi hồ sơ điện tử, nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc là gửi theo đường bưu điện, chuyển phát.

Giai đoạn xử lý, ra quyết định và hoàn tiền thuế GTGT cho người nộp

Cục Thuế sẽ ra quyết định xét duyệt các hồ sơ đủ yêu cầu, thông qua quyết định chấp nhận hoàn thuế. Căn cứ hoàn thuế kiêm bù trừ ngân sách nhà nước.

Thời gian thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT

Thời gian thực hiện hoàn thuế GTGT sẽ được chia theo 2 trường hợp

> Với hồ sơ nằm trong diện hoàn thuế trước, kiểm duyệt sau

  • Hồ sơ không thuộc đối tượng, được hoàn, nhưng chưa đầy đủ thông tin. Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp để nộp các giấy tờ còn thiếu trong vòng 3 ngày từ khi nhận hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đã đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định trong thời gian không quá 6 ngày, từ ngày nhận hồ sơ.

> Với hồ sơ hoàn thuế nằm trong diện kiểm tra trước mới hoàn thuế sau

Cơ quan Thuế có nhiệm vụ tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Thời gian thực hiện kiểm tra và ra quyết định hoàn thuế, không quá 40 ngày, từ khi nhận đủ hồ sơ.

Kho bạc Nhà nước thuộc cấp tỉnh đơn vị nộp thuế sẽ chi hoàn tiền cho người nộp muộn nhất là 3 ngày. Tính từ thời điểm nhận Lệnh hoàn trả khoản tiền thu ngân sách Nhà nước.

Trên đây là các thông tin hữu ích về thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng. Hy vọng STARTUPLAND sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục kê khai thuế Nhà nước cho doanh nghiệp.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version