Bảo hộ sáng chế trong ngành dược phẩm có cần thiết không?

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền lợi bảo vệ cho nhà sáng chế, tác giả đang được cộng đồng rất quan tâm. Một trong những mã ngành nghề quan trọng về sở hữu trí tuệ có thể kể đến chính là dược phẩm. Khá nhiều người đưa ra tranh cãi về quyền bảo hộ sáng chế dược phẩm có thể khiến cho mức giá sản phẩm cao, ít người tiếp cận được. Vậy điều này là đúng hay sai, cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Bảo hộ sáng chế thuốc dược có cần thiết không?

Khái niệm về quyền bảo hộ sáng chế dược phẩm

Đầu tiên hãy cùng đi vào khái niệm để hiểu rõ hơn nhé! Sáng chế dược phẩm chính là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế hay quy trình. Nó được tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho lĩnh vực y tế, giúp đỡ cứu chữa bệnh cho người và động vật.

Bảo hộ sáng chế dược phẩm có thể hiểu là việc nhà nước xác lập quyền của sở hữu của chủ thể sáng chế dược phẩm. Nó được xây dựng dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, có các quyền bảo vệ, chống lại mọi sự xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba.

Các điều kiện về bảo hộ sáng chế

Mã ngành nghề kinh doanh dược phẩm có thể xem là ngành kinh doanh đặc biệt. Không phải mọi loại dược thuốc đều được cấp bằng bảo hộ sáng chế, nó còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Sau đây là các tiêu chuẩn bảo hộ:

Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng được với công nghệ. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong khoản 1 điều 27 Hiệp định TRIPS và khoản 1 điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ VN 2005.

  • Tính mới của dược phẩm: Sáng chế có tính mới là sáng chế chưa từng được công khai ở Việt Nam và cả trên thế giới.
  • Tính sáng tạo: Bước đi sáng tạo, khó thể tạo ra dễ dàng, chưa từng có trước đó, dựa trên căn cứ các giải pháp khoa học.
  • Tính áp dụng công nghệ: có thể sử dụng cho việc chế tạo, sản xuất hàng loạt, tạo thành quy trình sản xuất lặp lại và ổn định.

Không bảo hộ sáng chế cho các dược phẩm nằm dưới đây:

  • Đi ngược với trật tự và đạo đức xã hội
  • Chẩn đoán bệnh, phương pháp nội hay ngoại khoa chữa bệnh trên người và động vật
  • Các dược phẩm mang tính chất sinh học, không có quy trình phi sinh học hay vi sinh.

Có các hình thức bảo hộ sáng chế nào của dược phẩm nào?

Hiện có 5 hình thức bảo hộ được quy định.

  • Bảo hộ sáng chế phẩm và hợp phần: bao gồm dấu hiệu hoạt chất và chất (tá dược, chất độn, chất kết dính). Chỉ bảo hộ các chế phẩm, hợp phần được chấp nhận ở những điều kiện nhất định.
  • Bảo hộ dạng sử dụng
  • Bảo hộ về phương pháp điều trị: Không bao hàm sản phẩm, chỉ là cách thức được sử dụng để tạo ra hiệu quả
  • Bảo hộ liều dùng và liều lượng: bảo hộ cho liệu pháp y học. Có thể hiểu là cách thức sử dụng sản phẩm trong thời gian điều trị bệnh
  • Bảo hộ dưới dạng muối, ete và este: Các trường hợp tạo ra muối có chứa các phân tử phức tạp, cần tới kỹ năng đặc biệt.\
Quyền tiếp cận sáng chế dược phẩm

Tính cân bằng giữa quyền bảo hộ sáng chế và quyền tiếp cận dược phẩm

Đây chính là nội dung được khá nhiều người tranh cãi, thực tế về tác động pháp luật tới bảo hộ sáng chế như thế nào. Liệu có phải quyền bảo hộ sáng chế dược phẩm này sẽ tước đoạt đi nhiều cơ hội sử dụng thuốc đối với bệnh nhân khi họ không có đủ kinh tế. Liệu bằng sáng chế có đẩy giá của sản phẩm lên cao hay không?

Đầu tiên, hãy đi vào lợi ích của bảo hộ sáng chế. Chắc chắn rồi đó là mang lại quyền và lợi ích cho nhà sáng chế cũng như phát triển xã hội. Bằng sáng chế cho thấy độ uy tín của dược phẩm trong mắt người tiêu dùng. Còn với nhà sản xuất, đó là quyền lợi bảo vệ trước sự xâm hại của bên thứ ba.

Tuy nhiên, bảo hộ sáng chế dược phẩm có thể sẽ ảnh hưởng tới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Khi mà dược phẩm khan hiếm với nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, khó tiếp cận các loại thuốc đắt đỏ.

Thêm vào đó, cân bằng lợi ích của chủ sáng chế cũng sẽ mâu thuẫn với quyền tiếp cận dược phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đảm bảo giá thuốc cho người dân. Chính vì năng lực sản xuất thuốc trong nước còn hạn chế, thường thì các công ty nước ngoài sẽ đảm nhiệm sản xuất này.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về bảo hộ sáng chế cho dược phẩm. Để được tư vấn thêm các thông tin về quyền sở hữu trí tuệ, đừng ngần ngại khi liên hệ STARTUPLAND. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp 24/7.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version