Tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm âm nhạc và thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc

Bản quyền tác giả ngày càng được siết chặt hơn, đặc biệt là bản quyền cho các sản phẩm âm nhạc trên thị trường quốc tế. Bản quyền âm nhạc đã không còn là một khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm âm nhạc là quyền lợi bảo vệ cho các tác giả. Tuy nhiên, làm sao để các tác giả có thể hiểu được tầm quan trọng, cách thức đăng ký nhằm bảo vệ cho mình thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm âm nhạc

Quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm âm nhạc là gì?

Bạn có thể hiểu rằng đây là một quyền nhằm bảo hộ cho chủ sở hữu, tác giả của sản phẩm mình tạo ra trước các vấn đề pháp luật và quyền lợi khi sử dụng cho các hoạt động thương mại kinh tế. Các tác phẩm, sản phẩm âm nhạc, hòa âm phối khí là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định luật sở hữu trí tuệ.

Thời gian bảo hộ của bản quyền âm nhạc là suốt đời tác giả và cả 50 năm sau khi tác giả đó qua đời.

Quyền sở hữu trí tuệ âm nhạc bao gồm gì?

Nếu muốn sử dụng bản nhạc đó, người khác sẽ cần làm thủ tục mua bản quyền mới có quyền sở hữu:

> Quyền tài sản bản quyền âm nhạc

  • Biểu diễn trước công chúng
  • Làm các tác phẩm phái sinh
  • Quyền sao chép sản phẩm âm nhạc
  • Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc

Có quyền chuyển bản âm nhạc tới công chung theo nhiều phương thức đa phương tiện khác nhau.

Nếu đó là sản phẩm phái sinh, bạn sẽ cần xin phép tác giả hoặc đơn vị sở hữu quyền tác giả. Bất kể dùng với mục đích là thương mại và phi thương mại.

> Quyền nhân thân tác phẩm âm nhạc

  • Có quyền đặt tên cho tác phẩm
  • Sử dụng tên bút danh, tên thật đi cùng với tác phẩm âm nhạc được công bố
  • Có quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, người khác không thể sửa chữa cắt xén hay xuyên tạc dưới mọi hình thức khác.

Tất nhiên trên mạng bạn vẫn sẽ thấy được các bản cover hay parody tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên thì các bản này đều đã xin hoặc chưa xin tác giả, vẫn đều cần ghi rõ nguồn bài hát gốc. Các video, sản phẩm phái sinh đều ghi rõ cover hay parody.

Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc

Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tác phẩm âm nhạc được đăng ký dưới dạng tác quyền cần tiến hành các thủ tục cần thiết. Đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền. Hồ sơ này bao gồm:

  • Bản tờ khai mẫu đăng ký bản quyền tác giả
  • Bản sao sản phẩm đăng ký quyền tác giả x 2 bản. Lời bài hát trên giấy, giai điệu bản nhạc, bản thu âm.
  • Tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người nộp hồ sơ. Có thể là quyền thụ hưởng, thừa kế hay chuyển giao.
  • Văn bản có sự đồng ý của đồng tác giả (đối với sản phẩm đồng tác giả)
  • Văn bản có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu (đối với sản phẩm có các quyền sở hữu chung nhiều bên)

Nội dung hoàn toàn bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Với các hồ sơ, văn bản có tiếng nước ngoài, người nộp cần tiến hành dịch ra tiếng Việt và có công chứng.

Thời gian cấp quyền chứng nhận tác giả là 15 ngày làm việc từ khi đã nộp đầy đủ hồ sơ. Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm sẽ gửi giấy chứng nhận quyền tác giả cho người nộp. Với trường hợp từ chối cục bản quyền cũng sẽ có văn bản thông báo tới người nộp.

Trên đây là các thông tin về quyền sở hữu tác phẩm âm nhạc và các thủ tục cần thiết. Đừng ngần ngại khi liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ tác giả tác phẩm.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version