Tìm hiểu về điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Lĩnh vực bảo hiểm trở nên sôi động trong nhiều năm trở lại đây. Người ta ngày một nhận thấy những tiện ích khi đóng bảo hiểm đem lại về tài sản hay sức khỏe của mình. Vậy thành lập doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào, có khó không, cần những điều kiện gì. Xem thêm bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm cần những gì?

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động thế nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ để bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi rủi ro tổn thất về tài chính hay sức khỏe. Doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay được phân làm 2 nhóm:

  • Bảo hiểm nhân thọ, niêm kim hay các gói bảo hiểm về lương hưu.
  • Các công ty bảo hiểm tài sản, thương vong,…

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Muốn được kinh doanh bảo hiểm hợp pháp, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tìm hiểu và đáp ứng được các điều kiện thành lập công ty. Cụ thể pháp luật có quy định chi tiết về thành lập doanh nghiệp với hai hình thức là: Trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

> Điều kiện thành lập doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

  • Doanh nghiệp nước ngoài

Nếu người sáng lập doanh nghiệp là người nước ngoài, doanh nghiệp cần phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép kinh doanh tại Việt Nam. Nên doanh nghiệp cần cung cấp giấy chứng nhận cho phép kinh doanh.

Doanh nghiệp có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm

Tài sản có tối thiểu 2 tỷ USD (vào năm liền kề trước)

  • Doanh nghiệp Việt Nam

Giấy đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Tài sản ít nhất 2 tỷ đồng (vào năm liền kề trước)

> Điều kiện thành lập doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm

Doanh nghiệp cần có tối thiểu là 2 cổ đông sáng lập. 2 thành viên này cần sở hữu ít nhất là 20% cổ phần công ty. Chưa hết kể từ thời gian 3 năm sau cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải có sở hữu tối thiểu là 50% giá trị cổ phần phổ thông được chào bán.

Doanh nghiệp cần làm hồ sơ đầy đủ để xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh

Hồ sơ xin giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Doanh nghiệp cần cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

– Đơn xin cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu có sẵn)

– Bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp

– Bản kế hoạch hoạt động trong thời gian 5 năm đầu, chương trình tái bảo hiểm, tái đầu tư

– Bản lý lịch, văn bằng chứng chỉ và trình độ chuyên môn của người quản lý, điều hành doanh nghiệp

– Mức góp vốn, phương thức góp vốn của doanh nghiệp. Bản danh sách về các cổ đông có mức góp vốn từ trên 10% vốn điều lệ.

Bạn đem nộp hồ sơ đầy đủ đến Bộ Tài chính. Trong thời gian 21 ngày từ khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ thông báo bằng văn bản về tình trạng hồ sơ, yêu cầu bổ sung hay sửa đổi. Doanh nghiệp sẽ có thời gian tối đa là 06 tháng để bổ sung sửa đổi theo yêu cầu.

Thời gian cấp phép khi hồ sơ hợp lệ là 60 ngày. Nếu doanh nghiệp bị từ chối cấp phép, Bộ Tài chính sẽ gửi văn bản giải thích lý do.

Xin cấp phép hoạt động thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dễ dàng nhanh chóng tại STARTUPLAND

STARTUPLAND chuyên cung cấp các giải pháp doanh nghiệp từ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, giải pháp về kế toán tài chính, tư vấn pháp luật, hoạt động. Chúng tôi cam kết hoàn thành mọi dự án, giúp doanh nghiệp thành công xin giấy phép thành lập. Tư vấn các giải pháp, hoàn chỉnh hồ sơ giấy tờ cấp phép cho doanh nghiệp.

STARTUPLAND – Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version