THUẾ CHO CÔNG TY MỚI THÀNH LẬP

Thue cho cong ty moi thanh lap

Sau khi thành lập công ty (công ty mới thành lập) và được cấp giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp các loại thuế, phí. Vậy những loại thuế, phí đó là gì? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp 

1.1 Thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tùy theo tính chất và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, Công ty mới thành lập có thể lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng và kê khai theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. Thông thường các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý và dựa trên phương pháp khấu trừ.

Kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Tùy vào loại hàng hóa, dịch vụ mà có các mức thuế suất khác nhau như: 0%, 5% và 10%, hàng hóa được miễn thuế GTGT, hàng hóa không thuộc diện đánh thuế GTGT.

1.2 Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là một khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp hằng năm cho nhà nước khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mức nộp thuế môn bài hiện hành được quy định tại Thông tư số 302/2016/TT-BTC quy định

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12). Và chỉ đóng lệ phí môn bài cho năm tiếp theo trở đi.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Tham khảo thêm: Đối tượng nào cần nộp thuế môn bài

1.3 Thuế nhu nhập cá nhân

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu, tính trên thu nhập của cá nhân người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp phải kê khai, quyết toán và nộp thay cho người lao động, ví dụ: Thuế TNCN phát sinh từ tiền công, tiền lương của người lao động khi làm việc cho doanh nghiệp, …

Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả – Các khoản thu nhập tính thuế TNCN.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với cá nhân nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng (132 triệu đồng/năm). Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng.
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, …

Có nhiều mức thuế suất TNCN được áp dụng như: 5%, 10%, 15%, … tùy theo mức thu nhập của người lao động.

1.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

Thuế TNCN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

Hiện nay, mức thuế suất TNDN áp dụng cho đa số các doanh nghiệp là 20%/ năm. Một số doanh nghiệp thuộc diện hưởng ưu đãi thuế có thể được áp dụng mức thuế suất 10%, 15%. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như: Khai thác dầu khí, … phải chịu mức thuế suất từ 32% – 50%.

2. Thủ tục đăng ký thuế đối với công ty mới thành lập

Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế ban đầu khi mới thành lập hoặc mới ra hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế, thông thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận. Các doanh nghiệp được giấy phép đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp nên treo biển tại trụ sở của công ty, mở sổ sách kế toán và thực hiện nộp hồ sơ thuế ban đầu. Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động luôn thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng nhận được giấy phép ĐKKD.

Thủ tục đăng ký nộp thuế ban đầu gồm các bước sau đây:

– Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đăng ký nộp thuế ban đầu theo hướng dẫn bên trên.
– Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế Quận (Huyện) tại nơi đặt trụ sở.
– Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được nhận quyết định đăng ký thuế. Và bắt đầu các thủ tục in hoá đơn, đóng thuế môn bài và các công việc tiếp theo. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ được yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.

3. Lựa chọn dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho công ty mới thành lập

Đối với những công ty mới thành lập, vấn đề về tài chính trong những năm đầu tiên. Chắc hẳn khiến mọi người phải cân nhắc rất nhiều. Và liệu có giải pháp nào đặt ra, nhằm giải quyết nỗi lo của chúng ta? Những thủ tục pháp lý – kế toán, khai báo kê khai thuế hàng tháng/ quý/ năm, vấn đề sổ sách kế toán,…. Và rất nhiều vấn đề nữa trên hành trình khởi nghiệp cùng các Startup.

Thuế & nộp thuế giống như chuyện nghìn lẻ một đêm, khá dài và tốn nhiều nguồn lực. Nhưng tất cả vấn đề về thuế sẽ trở nên đơn giản hơn. Và đặc biệt được giải quyết nhanh chóng khi có STARTUPLAND đồng hành cùng bạn.

Với đa dạng dịch vụ từ pháp lý đến kế toán cùng nguồn nhân lực chuyên nghiệp & chất lượng cao. STARTUPLAND chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho các doanh nghiệp năm 2022 này. Quý Khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc sử dụng dịch kế toán, thuế, thành lập công ty, tư vấn pháp lý,…Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARUPLAND để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version