Quy định thành lập công ty TNHH 2 thành viên không thể không biết!

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên là loại hình được rất nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Bởi lợi thế mà hình thức này đem đến cho người chủ rất nhiều. Vậy bạn đã biết về loại hình kinh doanh cũng như các quy định thành lập này chưa? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây của STARTUPLAND nhé!

Thông tin về loại hình và thành lập công ty TNHH 2 thành viên

  • Đầu tiên, người chủ cần phải hiểu được loại hình này là gì, có đặc điểm và điều kiện thành lập ra sao. Đây là loại hinh thành lập doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức thành lập. Số lượng thành viên sẽ từ 2 đến 50 người. Doanh nghiệp sẽ hoạt động có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp.
  • Không được phát hành cổ phiếu mà chỉ được huy động vốn từ những thành viên hiện có hoặc thành viên mới.
  • Nếu trước đây từng là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần sẽ được phát hành trái phiếu
  • Yêu cầu doanh nghiệp phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc. Nếu số lượng thành viên trên 11 người cần có bộ phận Ban kiểm soát.
  • Vốn điều lệ theo yêu cầu
thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Quy định thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Quy định cần biết về thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Sau khi tìm hiểu về thông tin loại hình doanh nghiệp, người chủ sẽ bắt tay vào việc làm hồ sơ cần thiết. Quy trình thành lập công ty TNHH 2 thành viên không khó nhưng phải nắm rõ các thủ tục và bước tiến hành.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Bộ hồ sơ này gồm có: Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (có mẫu sẵn và chỉ cần tải về điền đầy đủ thông tin)

Bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp được xác nhận bởi tất cả người đại diện và các thành viên

Danh sách về nguồn nhân sự

Bản photo công chứng của CMND, hộ chiếu các thành viên cá nhân của công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sau 3-5 ngày sẽ có kết quả xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp

Bước 3: Chờ kết quả từ Sở sau khi đã có thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi giấy cấp phép thành lập công ty TNHH 2 thành viên.

Nếu không, Sở sẽ gửi thông báo các nội dung chưa hợp lệ. Doanh nghiệp dựa vào đó để sửa lại hồ sơ và nộp lại

Bước 4: Đăng ký con dấu và chữ ký số cho doanh nghiệp

Lên cục để làm mẫu con dấu có thông tin tên công ty và mã doanh nghiệp

Chữ ký số cần tạo để làm các giao dịch online

Bước 5: Tiến hành nộp thuế môn bài, các lệ phí cần thiết

Mức thuế môn bài này được tính căn cứ theo mức vốn điều lệ doanh nghiệp:

  • Đóng 2 triệu/năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống
  • Đóng 3 triệu/năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và tài khoản Công ty

Doanh nghiệp sẽ cần phải mở tài khoản ngân hàng để phục vụ giao dịch sau này. 

Bước 7: Đăng thông báo thành lập

Gửi thông cáo báo chí về việc thành lập công ty nói trên. Đăng lên cổng thông tin doanh nghiệp.

Bước 8: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Theo quy định thì tới 11/2020 toàn bộ các doanh nghiệp sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử. Vì vậy để thuận tiện hơn, doanh nghiệp nên bắt tay từ bây giờ. 

Tư vấn thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Tư vấn đăng ký thủ tục và quy định thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại STARTUPLAND. Chúng tôi đã hoàn thiện giúp nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về thủ tục với pháp luật. Chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn thành công xin cấp phép từ lần đầu tiên. Để tiết kiệm thời gian cho các hồ sơ giấy tờ, hãy liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn miễn phí.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version