Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

dieu-kien-thanh-la-cong-ty-dich-vu-bao-ve

Hiện nay, nhu cầu cần bảo vệ ngày càng cao. Từ những doanh nghiệp đến nhà hàng, khách sạn, spa, ngân hàng, khu du lịch… đều cần bảo vệ. Vậy thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về thủ tục này nhé!

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: dịch vụ bảo vệ con người, tài sản; mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư 2020. Do đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định để kinh doanh hợp pháp.

Để một tổ chức được quyền kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt địa chỉ trụ sở chính sẽ xét duyệt hồ sơ. Đối với hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Người chịu trách nhiệm an ninh trật tự của công ty phải tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần nộp hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

Thành lập công ty bảo vệ có cần vốn pháp định?

Theo quy định Nghị định 52/2008/NĐ-CP yêu cầu vốn pháp định đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP đã xóa bỏ nội dung này. Kể từ ngày 01/07/2016 luật bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với dịch vụ bảo vệ. Do đó, doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ cho ngành nghề này theo nhu cầu kinh doanh.

Ưu điểm của việc bỏ điều kiện về vốn pháp định

Đối với những nghành nghề không yêu cầu vốn tối thiểu. Doanh nghiệp được phép kê khai vốn điểu lệ theo tiềm lực tài chính và quy mô kinh doanh. Vốn điều lệ là cơ sơ để nhà nước quy định mức Lệ phí môn doanh nghiệp phải đóng. Do đó, doanh nghiệp có cơ hội quản lý và kiểm soát dòng vốn trong hoạt động kinh doanh.

Ấn định mức vốn pháp định như trước vô hình đã khống chế quyền tự do này của doanh nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ gia nhập vào thị trường kinh doanh. Một phần tùy thuộc vào tiềm lực nội tại của chính doanh nghiệp. Phần lớn còn lại phụ thuộc ở chiến lược phát triển kinh doanh; mức độ thành công của phương án sản xuất kinh doanh; sự mạo hiểm khi đối diện với rủi ro trước một tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng.

Không quy định về vốn tối thiểu sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc kinh doanh. Những doanh nghiệp có mức vốn thấp vẫn có khả năng đăng ký và hoạt động dịch vụ bảo vệ. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đa dạng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn thông minh về dịch vụ bảo vệ cho mình.

Nhược điểm của việc bỏ điều kiện về vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải cam kết góp đủ khi thành lập doanh nghiệp đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Quy định mức vốn tối thiểu nhằm ngăn cản sự xuất hiện của các công ty ma. Nhiều chủ thể tìm cách thành lập doanh nghiệp để thực hiện những hành vi gian lận. Làm như vậy sẽ thật sự không công bằng với những người kinh doanh mẫu mực. Họ có thể kinh doanh tốt từ số vốn ít nhưng có khối óc thông minh và đầy mẫn cán.

Vốn pháp định do cơ quan có thẩm quyền ấn định. Những ngành mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định là những ngành nhạy cảm; ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước; có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân. Mục đích của quy định là bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Hơn hết, doanh nghiệp còn đủ tiềm lực kinh tế có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình. Đối với riêng ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ, việc quy định vốn pháp định có thể đảm bảo khoản bồi thường về nghĩa vụ của nhân viên khi làm hư hỏng, đánh mất tài sản của thân chủ.

Kết luận:

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ không phức tạp nếu tuân theo quy định của luật. Hy vọng, với những kinh nghiệm mở công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ bài viết này sẽ giúp Quý Khách Hàng nắm rõ về điều kiện thành lập doanh nghiệp. Những lưu ý pháp lý sẽ giúp Quý Khách Hàng thành lập công ty thành công.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version