Liên hệ
- 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
- 088 880 2358
- info@startupland.vn
- Thứ 2-6: 8:30 đến 18:00
Thứ 7: 9:00 đến 12:00
Hơn 100 năm phát triển, phim ảnh đã trở thành một loại hình giải trí quan trọng của con người. Lợi nhuận từ các bộ phim mang lại là rất lớn. Điều đó dẫn đến việc ăn cắp, đạo nhái ý tưởng, kịch bản phim là không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để các tác giả bảo vệ “những đứa con tinh thần” của mình. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về bản quyền phim thông qua vụ kiện Phimmoi.net nhé.
Ngày 19/8/2021, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến website www.phimmoi.net. Đây là động thái cứng rắn nhất của cơ quan quản lý khi xử lý tình trạng vi phạm bản quyền phim.
Gần đây, nói đến website xem phim ở Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng biết phimmoi.net. Đây là cái tên đầu tiên được nhắc đến với sức ảnh hưởng mạnh nhất. Phimmoi.net là trang web chuyên đăng tải phim lậu được lập vào năm 2014. Trang web do Nguyễn Tuấn Tú (ngụ tỉnh Lâm Đồng) và hai cá nhân có trình độ kỹ thuật cao về công nghệ thông tin là Cao Thanh Lai và Cao Duy Anh (đều ngụ Đồng Nai) lập trình, quản trị, vận hành.
Nhóm của Tú đã sao chép, trình chiếu nhiều bộ phim ra công chúng mà không xin phép bản quyền tác giả nhằm thu lợi bất chính với doanh thu lớn. Điều khiến trang web nhanh chóng trở nên phổ biến, sở hữu hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng bởi lượng phim đồ sộ. Phimmoi.net cung cấp hầu hết tất cả các thể loại phim từ cũ đến mới miễn phí. Ngay khi phim vừa công chiếu tại rạp, người xem đã có thể tìm thấy bản “cam” quay lén đáp ứng sự tò mò và nhu cầu hóng phim của khán giả.
Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ (“SHTT”) 2005 sửa đổi bổ sung 2009, phim ảnh thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Bản quyền phim hay còn gọi là quyền tác giả đối với phim. Đây là quyền của chủ sở hữu, tác giả cho tác phẩm điện ảnh mình sáng tạo ra. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Xét về tính pháp lý, theo Điều 6 Luật SHTT thì Quyền tác giả là một quyền tự động. Tức là quyền được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra; không cần phân biệt là đã công bố hay chưa công bố, đã được đăng ký quyền tác giả hay là chưa. Khi một bộ phim được ra đời, tác giả sẽ tự động sở hữu các quyền của bộ phim này.
Các hành vi vi phạm bản quyền phim được quy định tại Điều 28 Luật SHTT. Trong đó, tiêu biểu là các hành vi:
Theo Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.”
Do đó, hành vi xâm phạm bản quyền phim có thể bị tiền lên đến 300 triệu đồng. Hành vi vi phạm nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị phạt tù.
Ngoài giá trị tinh thần bộ phim còn mang lại giá trị thương mại cao. Khi có lợi nhuận thì việc nhiều cá nhân, tổ chức đánh cắp kịch bản phim là rất lớn. Đây rõ ràng là một điều oan ức đối với tác giả đã sáng tạo bộ phim đó.
Mặc dù cơ chế tự động bảo hộ bản quyền phim giúp cho tác giả tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức. Tuy nhiên, việc chứng minh được rằng tác phẩm điện ảnh đó là của mình còn rất phức tạp và tốn thời gian. Vì vậy, đăng ký quyền tác giả giúp xác lập quyền sở hữu đối với bộ phim của mình một cách hợp pháp và dễ dàng chứng minh quyền khi có các tranh chấp.
Khi đăng ký bản quyền phim, pháp luật sẽ bảo hộ quyền tác giả đối với bộ phim.
Sự phát triển của internet, hành vi xâm phạm bản quyền phim ở Việt Nam lại càng trở nên phổ biến. Lý do dẫn đến sự phổ biến của các trang phim lậu là do lợi nhuận cực lớn mà chúng mang lại. Các nhà phát triển cũng dễ dàng câu kéo người xem do thói quen xem phim miễn phí của người dùng.
Ngăn chặn website phim lậu đồng thời tích cực phổ biến những ứng dụng, trang web chiếu phim bản quyền để từ đó thu hút thêm người dùng là biện pháp nên được tiến hành cùng lúc. Hiện nay cũng có rất nhiều ứng dụng cũng như trang web mua bản quyền phim và show truyền hình rồi chiếu hoàn toàn miễn phí. Mọi người cũng có thể dễ dàng truy cập, thưởng thức chứ không hoàn toàn cứ xem có bản quyền đầy đủ là đều phải mất phí.
Thêm nữa, các doanh nghiệp cũng nên hạn chế sử dụng quảng cáo trên website phim lậu. Như vậy mới ngăn chặn được nguồn thu lớn dùng để “nuôi dưỡng” những trang này.
Pháp luật Việt Nam về quyền tác giả vẫn còn khá mới mẻ và đang dần được đổi mới. Vi phạm bản quyền phim là một vấn nạn phức tạp và khó xử lý. Cơ chế xử phạt vi phạm bản quyền phim ở Việt Nam còn quá nhẹ. Vì thế, cơ quan chức năng nên có biện pháp mạnh hơn; mang tính răn đe cao hơn. Cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn để ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền phim.
Việc xử lý vi phạm bản quyền phim đã có những động thái tích cực từ phía cơ quan quản lý. Song tình trạng xử lý vẫn còn nhiều bất cập. Vụ kiện Phimmoi lần này, chắc hẳn sẽ là bài học về ý thức tôn trọng bản quyền phim của người dùng mạng tại Việt Nam.
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Leave A Comment