Thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện

Thanh lap cong ty, cua hang kinh doanh thiet bi dien
Thanh lap cong ty, cua hang kinh doanh thiet bi dien

Trước sự xuất hiện của các thiết bị điện. Các hoạt động sản xuất hầu như được sử dụng bằng sức lao động của con người là chủ yếu. Sự ra đời của các thiết bị điện tử giúp hoạt động con người trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống cũng ngày một tăng cao. Nếu bạn đang dự định thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử. Tuy nhiên vẫn còn thắc mắc về các quy trình, thủ tục. Vậy hãy cùng STARTUPLAND tham khảo chi tiết ngay bài viết bên dưới nhé! 

Thiết bị điện tử là gì? 

Thiết bị điện tử được hiểu đơn giản là những thiết bị được sử dụng bằng điện. Thiết bị điện tử thì vô cùng đa dạng, dường như bất kỳ ngành nào đều sử dụng đến thiết bị điện tử. Từ các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, giao thông hay trường học.

Thiết bị điện tử được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới cùng với sự phát triển công nghệ nên những thiết bị điện tử cũng càng ngày càng hoàn thiện.

Điều kiện thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện 

Kinh doanh thiết bị điện là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục thành lập công ty là có thể kinh doanh ngành nghề này. 

Ngoài ra doanh nghiệp cần đảm bảo cách đặt tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, thông tin về người đại diện theo pháp luật, thông tin về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện và hoạt động bán các thiết bị thông qua website thì sẽ cần lưu ý và đáp ứng các điều kiện sau:  

– Là tổ chức hoặc thương nhân có chức năng kinh doanh phù hợp. Trong trường hợp là cá nhân thì phải được cấp mã số thuế cá nhân;
– Website kinh doanh thiết bị điện đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về quản lý thông tin trên Internet. Đặc biệt là với tên miền đăng ký hợp lệ;
– Đã thực hiện thiết lập website bán hàng thương mại điện tử. Và thông báo với Bộ Công Thương theo đúng quy định của pháp luật;

Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện 

1. Trụ sở công ty 

Trụ sở công ty của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới hành chính. Ngoài ra còn có thêm số điện thoại, số fax, thư điện tử và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. 

Lưu ý: Công ty kinh doanh thiết bị điện không được đăng ký  trụ sở tại căn hộ chung cư và nhà tập thể vì theo quy định của Luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh. 

2. Tên công ty 

Tên công ty kinh doanh thiết bị điện gồm 2 thành tố, là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

– Loại hình doanh nghiệp có thể được viết là “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; “Công ty CP” đối với công ty cổ phần; Công ty hợp danh và “DNTN” đối với Doanh nghiệp tư nhân.
-Tên riêng được viết bằng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ số và ký hiệu. 

– Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

3. Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh thiết bị điện

Các ngành nghề kinh doanh thiết bị điện được quy định như sau: 

— 2710: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
– 2720: Sản xuất pin và ắc quy
– 2731: Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học
– 2732: Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác
– 2733: Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
– 2740: Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng
– 2750: Sản xuất đồ điện dân dụng
– 2790: Sản xuất thiết bị điện khác
– 2640: Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
– 46592: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)

Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Tham khảo thêm: Hệ thống tra cứu mã ngành kinh doanh mới nhất 2022

4. Vốn điều lệ của công ty 

Vốn điều lệ mà doanh nghiệp muốn kinh doanh thiết bị điện sẽ tùy thuộc vào năng lực, khả năng của công ty. Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết bị điện phải đăng ký.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định kèm theo  thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh 

Trong thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Khắc dấu doanh nghiệp

Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Thủ tục thông báo mẫu con dấu đến cơ quan quản lý cũng được bãi bỏ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bước 4: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế

– Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài;
– Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ;
– Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm: Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;
– Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản đăng ký khấu hao TSCĐ;
– Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán;
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Dịch vụ thành lập công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tại STARTUPLAND 

– Hỗ trợ tra cứu & tư vấn đặt tên công ty miễn phí phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn về cách thiết lập các thông tin của công ty. Ví dụ như: chọn trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh…;
– Tư vấn về các điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề được chọn;
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh & giấy phép con có liên quan đến ngành nghề. Nếu thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty;
– Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Hi vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp cho những đơn vị có nhu cầu có thể hình dung sơ bộ về điều kiện. Cũng như những quy trình cần thực hiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version