Rủi ro dẫn đến bị từ chối khi thiết kế logo, nhãn hiệu

rui ro dan den bi tu choi khi thiet ke logo, nhan hieu

Trong quá trình thiết kế logo, nhãn hiệu thì cũng không ít trường chủ sở hữu mắc phải những sai lầm trong thiết kế. Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cũng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ nhé!

Những sai lầm mắc phải khi thiết kế logo, nhãn hiệu

Thiết kế logo, nhãn hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được

Phải là các dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ. Kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Tất cả được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Hiện tại Việt Nam chỉ bảo hộ các logo, nhãn hiệu có thể nhìn thấy. Do đó, người thiết kế phải chú ý thiết kế logo, nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được. Như vậy mới có khả năng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thiết kế logo, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên cắt giảm chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu và logo. Điều này khiến cho nhãn hiệu và logo trở nên quá đơn giản và mờ nhạt. Không có sự đầu tư và chăm chút. Thậm chí có các bên lại gặp phải trường hợp quá “tham vọng”. Từ đó dẫn đến việc lạm dụng các chi tiết vượt quá giới hạn. Điều đó làm cho nhãn hiệu, logo trở nên rối rắm. Khiến cho khách hàng trở nên mông lung. Và hơn hết là gặp vấn đề trong việc ghi nhớ.

Cả hai trường hợp trên đều khiến cho nhãn hiệu, logo mất đi khả năng phân biệt và được bảo hộ. Bởi việc nhãn hiệu hay logo quá cầu kì hay quá đơn điệu đều thuộc vào những trường hợp không được bảo hộ riêng.

Không tra cứu về khả năng trùng hoặc gây nhầm lẫn

Việc tra cứu nhãn hiệu, logo được coi là bước tiền đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Đặc biệt là khi bắt đầu thiết kế cũng như tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Cách tra cứu nhanh nhất logo, nhãn hiệu là thông qua cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Hoặc các Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ đại diện tiến hành tra cứu thông qua các chuyên viên.

Việc không tra cứu nhãn hiệu, logo không những làm mất thời gian phải thiết kế lại. Bởi vì bị Cục từ chối khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu. Thêm vào đó còn làm lại bộ hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký mới cho logo, nhãn hiệu khác.

Khi nào logo không được bảo hộ

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, logo sẽ không được bảo hộ trong các trường hợp sau:

– Các dấu hiệu hình học đơn giản, các chữ số, các chữ không có khả năng lên được. Chữ nước ngoài mà thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

– Các dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường. Tên của các hàng hóa đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

– Các từ ngữ và dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất chủng loại. Số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hóa, DV. Bao gồm cả xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.

– Các dấu hiệu gây hiểu sai, gây nhầm lẫn về xuất xứ tính năng, chất lượng, công dụng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, huy hiệu. Tên viết tắt của các cơ quan nhà nước.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, kiểm tra, bảo hành của tổ chức quốc tế. Mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng là cá nhân. Cũng như doanh nghiệp đang tiến hành thiết kế logo, nhãn hiệu. Đừng ngần ngại liên hệ Startupland để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất mọi thông tin liên quan đến pháp lý, kế toán, doanh nghiệp.

 

   

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version