Quyền thành lập khác gì với quyền góp vốn vào công ty?

quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn
quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn

Thành lập công ty luôn cần có các thành viên sáng lập và thành viên góp vốn. Thế nhưng thực tế nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niềm và quyền lợi trên. Quyền thành lập khác so với quyền góp vốn doanh nghiệp về bản chất. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn về trong bài viết dưới đây nhé!

Quyền thành lập doanh nghiệp và quyền quản lý doanh nghiệp là gì?

Quyền thành lập quản lý doanh nghiệp hay nói cách khác là trở thành chủ doanh nghiệp, người sáng lập. Tất cả công dân, từ cá nhân, tổ chức đều có thể thành lập doanh nghiệp. Chỉ trừ 3 đối tượng không được phép thành lập theo quy định dưới đây:

Quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn

X Đối tượng là cá nhân làm việc tại cơ quan Nhà nước

Nếu cá nhân là:

  • Cán bộ viên chức, sĩ quan quân đội, quốc phòng thuộc Quân Đội nhân dân.
  • Các cán bộ, lãnh đạo Nhà nước các cấp.
  • Cơ quan lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước.

X Đối tượng thuộc diện bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

  • Khi các cá nhân chưa đủ tuổi thành niên, bị hạn chế hành vi dân sự hoặc là mất khả năng hành vi dân sự
  • Các tổ chức không có tư cách pháp nhân.

X Đối tượng đang chịu án pháp lý

  • Người bị truy tố trách nhiệm hình sự, dân sự không được phép thành lập
  • Người bị cấm kinh doanh theo quyết định của Tòa án

Ngoài ra các đối tượng nằm trong phạm vi quy định về luật phá sản, phòng chống tham nhũng cũng không được thành lập.

Quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì?

So với quyền thành lập, quyền góp vốn ít chịu sự ràng buộc và quản lý của pháp luật. Quyền này cho phép các cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào các công ty TNHH, công ty hợp danh hay cổ phần.

Tất cả các cá nhân tổ chức đều có quyền góp vốn vào các công ty trừ 2 trường hợp sau, KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN GÓP VỐN:

  • Cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang góp vốn nhằm thu lợi cá nhân hay cho đơn vị
  • Người vợ hoặc chồng của các cơ quan đứng đầu Nhà nước không được tham gia góp vốn. Cụ thể không góp vốn vào doanh nghiệp thuộc phạm vị người đứng đầu cơ quan đó phụ trách. Luật này nhằm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng, đầu cơ trái phép.

Sự khác biệt giữa quyền góp vốn và quyền thành lập doanh nghiệp là gì?

Như vậy, từ 2 khái niệm trên, bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt rõ ràng của chúng.

– Khác biệt về chịu trách nhiệm về pháp lý

Quyền thành lập chủ yếu là nói về nghĩa vụ và khả năng chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, quyền góp vốn là chỉ nói về quyền được phép góp phần tài sản vốn và chịu trách nhiệm trong khoản vốn đó.

– Khác biệt về trách nhiệm về quản lý

Quyền thành lập có quyền quản lý. Nhưng quyền góp vốn thì không thể quản lý việc điều hành kinh doanh. Quyền góp vốn chỉ được phép tham mưu, chia sẻ ý kiến, đóng góp qua các cuộc họp hội đồng quản trị.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp về các quyền lợi là điều cần thiết

– Khác biệt về trách nhiệm về lợi nhuận

Quyền góp vốn thì mục đích chính là thu lợi nhuận. Do vậy, quyền này không có ảnh hưởng gì tới các quyết định của công ty. Đối tượng phạm vi góp vốn công ty được mở rộng hơn để đảm bảo quyền lợi tự do.

Do vậy, không phải các nhân, tổ chức nào cũng có quyền được thành lập và góp vốn. Nó được căn cứ và xem xét dưới góc độ pháp luật. Bạn luôn cần tìm hiểu rõ các thông tin quyền lợi và luật pháp về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là các thông tin về quyền thành lập công ty và quyền góp vốn công ty. Bạn đã có thể nắm rõ sự khác biệt về quyền lợi giữa chúng.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version