Phân biệt chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp

chuyen-nhuong-quyen-so-huu

Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì đây là hai khái niệm khác biệt nhau. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Bản chất của chuyển nhượng quyền sở hữu

Theo quy định tại Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”. Đây có thể hiểu như là một hình thức “mua bán”. Vì bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp. “Hàng hóa” của việc “mua bán” này chính là quyền sở hữu.

Khi hai bên tiến hành xong các thủ tục thì bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng. Hay nói một cách khác, họ đã chuyển hoàn toàn quyền sở hữu của mình sang cho bên còn lại ngay sau khi xác lập xong thủ tục chuyển nhượng.

Lưu ý

Chuyển nhượng chuyển sở hữu đối tượng công nghiệp phải được thực hiện bằng văn bản. Việc chuyển nhượng sẽ thực hiện thông qua “hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng công nghiệp”.

Bên cạnh đó, các bên cũng chỉ được phép chuyển nhượng quyền sở hữu trong phạm vi được bảo hộ. Riêng quyền chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng.

Quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Bản chất của chuyển quyền sử dụng

Theo quy định tại Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì “Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.”

Như vậy, về bản chất, đối tượng được phép chuyển nhượng ở đây là quyền sử dụng. Sau khi thực hiện xong thủ tục thì bên chuyển quyền vẫn có quyền sở hữu đối tượng công nghiệp. Còn bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối tượng trong phạm vi được cho phép. Theo quy định của pháp luật thì bên nhận chuyển giao không có quyền sở hữu đối tượng.

Việc chuyển quyền sử dụng có thể không bắt buộc phải được thực hiện bởi chủ sở hữu. Bên chuyển quyền có thể là tổ chức/ cá nhân đã được chủ sở hữu cho phép trong phạm vi được cấp quyền.

Lưu ý

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, sẽ có hai loại hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng độc quyền: là trong một phạm vi và một thời gian nhất định, bên được chuyển quyền sẽ là bên duy nhất được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó, kể cả bên chuyển quyền cũng không được phép sử dụng.
  • Hợp đồng không độc quyền: là việc với cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể cấp cho nhiều bên khác nhau quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Phạm vi hay thời hạn cấp quyền có thể trùng nhau miễn là không cấp quyền độc quyền cho bất kỳ bên nào.

Ví dụ để phân biệt chuyển nhượng quyền và chuyển quyền sử dụng

Để hiểu rõ hơn bản chất của việc chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể xét một ví dụ như sau.

Ông A là người phát minh ra được vaccine X điều trị dịch bệnh. Và tất nhiên theo luật, ông A chính là chủ sở hữu của phát minh này. Sau đó, ông A quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu phát minh này cho công ty B. Vì ông A mong muốn phát minh của mình được phát triển và sản xuất rộng rãi hơn. Như vậy, sau khi hoàn thành xong thủ tục, công ty B là chủ sở hữu mới của vaccine X. Ông A không còn bất kỳ quyền gì đối với phát minh của mình.

Khi sản xuất, công ty B đã ký hợp đồng với công ty C để mở rộng quy mô. Theo đó, công ty B đã cho phép công ty C được phép sản xuất vaccine X dựa trên phát minh mà công ty B đã được chuyển nhượng từ ông A. Như vậy, công ty C chỉ có quyền sản xuất vaccine này trong phạm vi được cho phép. Công ty C hoàn toàn không có quyền sở hữu đối với phát minh. Nếu công ty C muốn cho phép công ty khác sử dụng phát minh này thì phải được công ty B cho phép.

Kết luận

Như vậy, tùy theo mục đích của mỗi giao dịch mà các bên cần xác định rõ loại hợp đồng được ký kết. Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng hoàn toàn khác biệt nhau. Do đó, nằm rõ các bản chất chính sẽ giúp bạn tránh khỏi các rủi ro khi giao dịch. Hãy liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version