Những ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân là một trong những dạng hoạt động khá phổ biến với các quy mô nhỏ. Một cá nhân muốn hoàn toàn làm chủ việc kinh doanh của mình thì nên thành lập doanh nghiệp dạng này. Tuy nhiên, dạng hoạt động nào cũng vậy nó sẽ có hai mặt nên chủ kinh doanh phải tìm hiểu kỹ. Ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp tư nhân hoạt động thế nào?

Đây là loại hình doanh nghiệp chỉ có một cá nhân làm chủ. Mọi hoạt động kinh doanh sẽ được chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành cổ phiếu. Cách huy động vốn là vay vốn từ các tổ chức và ngân hàng.

tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Mỗi doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Và mỗi cá nhân cũng chỉ được đứng tên thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Khi đã là người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp tư nhân sẽ không được trở thành thành viên của công ty hợp danh.

Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Nếu chủ kinh doanh hoạt động theo hướng độc lập và không cần phải chia sẻ. Thành lập doanh nghiệp tư nhân là phương án tối ưu nhất. Nó giúp cho quyết định được thông suốt từ đầu đến cuối. Bạn sẽ thường thấy việc bất đồng quan điểm trong các doanh nghiệp có nhiều người làm chủ. Do vậy, thời gian quyết định sẽ bị kéo dài hơn, ít nắm bắt cơ hội nhanh chóng.

– Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Người nào làm chủ doanh nghiệp sẽ là người đứng tên đại diện pháp luật doanh nghiệp

– Doanh nghiệp tư nhân sẽ có cơ cấu khá đơn giản, không vận hành phức tạp. Các thủ tục giấy tờ cũng bởi vậy mà diễn ra nhanh chóng tiết kiệm nhiều quá trình.

– Và đây là điều quan trọng nhất: Tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng. Thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ dễ dàng huy động vốn và có nhiều cơ hội kinh doanh. Tại sao? Đó là bởi doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm chi trả hoạt động khi có sự cố bằng toàn bộ tài sản hiện có của người chủ.

Thay vì chịu trách nhiệm trong một giới hạn nào đó thì đây là chịu trách nhiệm hoàn toàn. Tính tin tưởng vì thế mà tăng cao hơn. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần đến sự tin tưởng thì nên thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Việc giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng là điều tốt. Thế nhưng đó cũng là điều mang tính rủi ro cao cho chủ doanh nghiệp. Được ăn cả, ngã về không. Đó chính là tính may rủi khi chơi ván bài “doanh nghiệp tư nhân”. Nếu việc kinh doanh thua lỗ hay gặp vấn đề nào, mọi chi phí sẽ được chi trả bằng tài sản hiện có của chủ doanh nghiệp. Nó sẽ là điểm bất lợi lớn nếu công ty thua lỗ hay phá sản.

– Doanh nghiệp không được quyền phát hành cổ phiếu

– Doanh nghiệp cũng không được góp vốn hay có cổ phần ở các loại hình khác. Nên chủ doanh nghiệp tư nhân không thể làm chủ của nhiều doanh nghiệp. Nói cách khác, người chủ sẽ hoàn toàn được gói hoàn toàn trong phạm vi của doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là những ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bạn hãy lựa chọn cân nhắc loại hình phù hợp với mình nhất nhé! Đừng ngần ngại khi liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version