Những khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp

Nhung kho khan trong qua trinh thanh lap doanh nghiep
Nhung kho khan trong qua trinh thanh lap doanh nghiep

Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 triệu công ty khởi nghiệp và 50 triệu công ty khởi nghiệp mới ra mắt hàng năm. Đây là những con số khổng lồ về mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Có thể thấy, tính cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn. Bởi lẽ “ Biển êm không bao giờ làm nên những thuỷ thủ giỏi’’. Vậy nên câu hỏi đặt ra là làm sao để các công ty startup có thể đứng vững vàng và vượt qua được những thay đổi đó. Điều quan trọng là phải xác định được những thách thức để biến chúng thành cơ hội phát triển bền vững. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu ngay về những khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp trong bài viết bên dưới nhé!  

Những thách thức trong quá trình thành lập doanh nghiệp 

1. Vấn đề về ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh

Hầu hết mọi người trước khi quyết định thành lập công ty mới cần phải lên các ý tưởng kinh doanh. Khó khăn về ý tưởng ở đây không phải là chưa có ý tưởng, mà bởi tính khả thi của những ý tưởng đó. Trên thực tế, không ít người thất bại dù ý tưởng rất tuyệt vời. Thêm vào đó, cũng không ít người thành công dựa trên ý tưởng cũ. Tất cả đều được quyết định bởi việc lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện ý tưởng. Đây là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu bạn lập kế hoạch trong quá trình thành lập doanh nghiệp càng chi tiết bao nhiêu thì tỷ lệ thất bại càng giảm đi bấy nhiêu.

Hành động: Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm các lĩnh vực như tiếp thị, nhân sự, tài chính và bán hàng. Thường xuyên xem xét và cập nhật kế hoạch của bạn khi doanh nghiệp phát triển. 

2. Kỳ vọng không thực tế 

Các công ty startup thường có xu hướng đối mặt với nhiều thách thức hơn khi họ đặt ra những kỳ vọng không thực tế. Vì vậy để tồn tại và phát triển bền vững, lúc này mỗi công ty khởi nghiệp cần có định hướng đúng đắn cho mình. Đặc biệt là xác định những mục tiêu, kỳ vọng thực sự và từng bước nỗ lực nhất quán để đạt được nó.

Để thành công trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, các công ty startup cần có các định hướng sáng tạo. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa tiềm năng tăng trưởng, nguồn lực sẵn có và nhu cầu thị trường cùng các yếu tố khác. 

3. Khó khăn về cơ sở vật chất trong quá trình thành lập doanh nghiệp 

Ngoài việc xây dựng ý tưởng kinh doanh tốt thì bạn cũng cần phải chuẩn bị một cơ sở vật chất và nguồn vốn vững chắc để thực hiện hoá ý tưởng của mình. Nguồn vốn không chỉ được hiểu là vốn điều lệ của công ty mà nó còn bao gồm toàn bộ hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này. Đặc biệt là các dây chuyền công nghệ sản xuất và tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.

Tuy nhiên, với một doanh nghiệp mới thành lập thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có được một nguồn vốn vững mạnh để có thể duy trì cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp, bạn phải dựa vào nguồn vốn và cơ sở vật chất thực tế của mình để có thể đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

4. Vấn đề về nguồn nhân lực 

Sau quá trình thành lập, lúc này các chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư sẽ phải xây dựng một đội ngũ nhân viên cho mình. Việc này rất quan trọng bởi nếu nhân viên giỏi thì khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn tốt hơn. 

Ngược lại, nhân viên kém bạn vừa tốn thời gian, tiền bạc và công sức mà thậm chí có thể hỏng việc. Nhân viên có năng lực tốt cũng đồng nghĩa với mức lương cao và nhân viên năng lực kém sẽ chấp nhận mức lương thấp nhưng doanh nghiệp cần phải đào tạo lại. Chính vì vậy, bạn cần xác định chính xác các vấn đề có liên quan đến nhân lực cho công ty.

Việc lựa chọn một ứng viên phù hợp là nhiệm vụ khó khăn đặc biệt. Đây được xem là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp startup trong thời đại kỹ thuật số phải đối mặt. Tuy nhiên khi đã có thế mạnh về nguồn nhân lực, đó sẽ là một trong những yếu tố mang đến sự phát triển bền vững.

5. Vấn đề về hồ sơ, thủ tục trong quá trình thành lập công ty

– Bạn là doanh nhân khởi nghiệp, đang dự định thành lập một công ty. Tuy nhiên chưa biết phải thực hiện những công việc pháp lý gì, thủ tục ra sao để công ty có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam?

– Bạn chưa nắm rõ về cách thức soạn và nộp hồ sơ để đăng ký kinh doanh và con dấu doanh nghiệp?

– Bạn chưa biết cách làm bảng hiệu công ty theo đúng quy định của pháp luật?

– Bạn đang gặp khó khăn trong các thủ tục mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế?

– Bạn chưa biết cách thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu tại các chi cục thuế cấp Quận, huyện?

Bạn có biết rằng nhiều trường hợp doanh nghiệp do chưa được tư vấn rõ các thủ tục nên khi đăng ký kinh doanh hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thường vi phạm các quy định dẫn đến bị phạt vi phạm hành chính và có thể dẫn tới việc bị khoá mã số thuế. 

Để có khởi đầu thuận lợi “đầu xuôi đuôi lọt” hãy sử dụng ngay dịch vụ thành lập công ty. STARTUPLAND với hơn 6 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ cao, StartupLand sẽ giúp bạn mở công ty thành công, thực hiện hóa ước mơ khởi nghiệp. 

Dịch vụ thành lập công ty hướng đến đối tượng nào?

Dịch vụ thành lập công ty được hiểu là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ để thành lập công ty. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp tương lai đang chuẩn bị khởi nghiệp. Với số vốn ít ỏi trong tay, chưa có kinh nghiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, không biết bắt đầu từ đâu. STARTUPLAND sẽ hoàn thiện tất tần tật thủ tục mở hồ sơ kinh doanh CHỈ TỪ 0 ĐỒNG, biến ước mơ của bạn thành hiện thực.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty của StartupLand

Bạn muốn khởi nghiệp nhưng trở ngại lớn nhất là không có vốn có đầu tư. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể xây dựng một doanh nghiệp chỉ với 0 đồng nếu bạn biết cách. STARTUPLAND mang đến bạn dịch vụ thành lập công ty trọn gói với những lợi ích:
– Được các nhân viên tư vấn hướng dẫn tỉ mỉ quy trình thực hiện mở công ty.
– Cam kết chất lượng, trả kết tận nơi cho quý khách.
Đại diện nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh
– Thực hiện toàn bộ công việc như: Khắc con dấu, chữ ký điện tử Công ty, Đăng ký nộp Thuế điện tử.
– Tiết kiệm thời gian, tập trung vào kinh doanh.
– Tránh những rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh.
– Tiết kiệm chi phí đầu tư với giá thành dịch vụ tốt nhất trên thị trường.

Hy vọng với những chia sẻ trên giúp ích bạn trên hành trình kinh doanh khởi nghiệp phía trước. Chúc bạn thành công! STARTUPLAND sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính, tư vấn và thực hiện chuyên sâu về dịch vụ kế toán doanh nghiệp, giúp giảm bớt khó khăn và gánh nặng cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version