Những điều cần lưu ý khi đổi tên thương hiệu

Khi dieu can luu y khi doi ten thuong hieu

Thay đổi thương hiệu đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng lại nhận thức cũng như cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của mình. Nếu chọn đúng thời điểm và thay đổi đúng phương pháp, bạn có thể đạt được thành công. Ngược lại đây cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu ngay những lưu ý khi đổi tên thương hiệu ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

Việc đặt thương hiệu chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhưng có thể đến một thời điểm, bạn còn phải suy nghĩ xem liệu doanh nghiệp mình có cần một cái tên khác? Vậy khi nào bạn cần cân nhắc về việc thay đổi thương hiệu? 

1. Có sự dịch chuyển về phân khúc thị trường 

Một thương hiệu cao cấp, được gắn cho các sản phẩm ở phân khúc thấp hơn. Điều này có thể làm cho hình ảnh thương hiệu trở nên thấp cấp hơn. Và ngược lại, một thương hiệu vốn được khách hàng liên tưởng tới chất lượng trung cấp. Liệu có dễ dàng thành công khi lấn sân sang sản phẩm cao cấp với cùng tên thương hiệu không? 

Rõ ràng không nhiều thương hiệu làm điều này, nhất là các thương hiệu lớn. Có lẽ đó là lý do vì sao Toyota không gắn tên thương hiệu Toyota cho dòng xe cao cấp, thay vào đó họ dùng brand mới là Lexus.

2. Đổi tên thương hiệu khi thị trường mục tiêu thay đổi

Nếu thị trường mục tiêu thay đổi thì doanh nghiệp cần cân nhắc tên thương hiệu hiện tại. Liệu chúng có phục vụ tốt cho cả thị trường mục tiêu hiện tại và thị trường mới hay không? Hãy hình dung công ty bạn đang hoạt động ở trong nước với tên thương hiệu thuần Việt. Và chẳng phải bạn sẽ cần tên thương hiệu mới phù hợp hơn cho việc dịch chuyển ra thị trường nước ngoài hoặc toàn cầu hay sao?

Ví dụ thực tế là HKbike – thương hiệu xe điện tại thị trường Việt Nam từ 2012 với 230 showroom trên toàn quốc. Do tên HKbike không phù hợp cho việc toàn cầu hoá nên họ đã quyết định đổi tên thương hiệu thành PEGA vào cuối 2016.

Việc PEGA có thành công hơn HKbike hay không sẽ cần thời gian chứng minh. Nhưng xét về góc độ toàn cầu thì Pega có thể sẽ phù hợp hơn với tham vọng toàn cầu hóa.

3. Đổi tên thương hiệu khi khách hàng mục tiêu thay đổi

Tên thương hiệu của bạn đang dùng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp. Hãy thử tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn phục vụ cho cả nhóm khách hàng cá nhân? Liệu tên thương hiệu hiện tại có phù hợp cho cả 2 nhóm khách hàng này không?

Hay một thương hiệu dành cho nam giới, nếu dùng tên thương hiệu đó cho nhóm khách hàng nữ giới thì có phù hợp không?

Ví dụ như thương hiệu X-MEN hay ROMANO mà chuyển sang sản xuất dòng sản phẩm cho nữ giới thì có bán được không? Lúc này, việc thay đổi tên thương hiệu là thật sự cần thiết. Nhằm mang đến một nhận diện mới cho người tiêu dùng.

4. Mở rộng danh sách ngành nghề hoặc sản phẩm 

Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta hay bắt gặp các thương hiệu với nhiều ngành nghề và sản phẩm khác nhau. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí cho thương hiệu mới. Nhưng điều này, lại vi phạm nguyên tắc “tập trung” trong xây dựng thương hiệu. 

Trong kinh doanh khi thương hiệu càng tập trung vào một sản phẩm dịch vụ thì càng dễ làm. Do đó khi mở rộng danh mục ngành nghề hoặc sản phẩm. Hãy cân nhắc đến việc đăng ký nhãn hiệu mới. Thương hiệu càng đại diện cho nhiều ngành nghề thì sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu.

Vd: Apple là một trong những ví dụ điển hình trong việc đổi tên thành công. Năm 2007, Apple công bố việc iphone đầu tiên. Và họ công bố họ không chỉ là công ty về máy tính mà còn lấn sang điện thoại di động. Cuối cùng đổi tên Apple Computer sang Apple. 

5. Doanh nghiệp gặp sự cố ngoài ý muốn

Thật không may mắn nếu doanh nghiệp của ta rơi vào một trong số những trường hợp như: thương hiệu đã tồn tại nhưng không bảo hộ được; Có những liên tưởng tiêu cực đối với người tiêu dùng, gặp khủng hoảng… 

Những “sự cố” này có thể gây ảnh hưởng cho thương hiệu và cả hoạt động kinh doanh. Trong tình huống này có nhiều thương hiệu lớn lựa chọn giải pháp đổi tên thương hiệu để hạn chế tác động tiêu cực đến thương hiệu.

Điển hình năm 2001, Philip Morris – nhà sản xuất đằng sau thương hiệu thuốc lá mang tính biểu tượng Marlboro, đã đổi tên công ty mẹ thành Altria Group. Nhằm để tách khỏi hình ảnh tiêu cực của thuốc lá.

Có một thực tế là dù rơi vào tình huống nào thì chủ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc và đánh giá thật kỹ những tác động tiêu cực (như sụt giảm doanh thu, phản ứng từ phía thị trường…) và tích cực có thể gặp phải của việc đổi tên. 

Có thể thấy, việc thay đổi thương hiệu là một quyết định khá mạo hiểm với chủ doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần có một chiến lược và lộ trình phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Tham khảo thêm:
Đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế như thế nào?
Những điều khi đăng ký thương hiệu độc quyền mà bạn phải biết

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version