Một cá nhân có thể đăng ký hai hộ kinh doanh được không?

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh được nhiều người lựa chọn đầu tư với các hình thức quy mô nhỏ. Thủ tục đăng ký khá đơn giản và nhanh chóng. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định thế nào về số lượng hộ kinh doanh mà mỗi người có thể đứng tên. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục mở cửa hàng và hộ kinh doanh trong bài viết dưới đây của STARTUPLAND nhé!

Quyền lợi và nghĩa vụ khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Trước khi đi vào vấn đề về số lượng hộ kinh doanh được phép đăng ký. Ta sẽ cần hiểu rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hộ KD. Cụ thể theo điều 67 của nghị định 78/2015/NĐ-CP:

– Công dân đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự, pháp luật sẽ có quyền thành lập hộ kinh doanh.

– Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ đăng ký 1 hộ kinh doanh tính trên phạm vi toàn quốc.

– Cá nhân thành lập hộ kinh doanh không được quyền làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Không được là thành viên hợp danh của công ty (trừ khi có sự đồng ý từ các thành viên còn lại).

thành lập hộ kinh doanh gia đình
Thành lập hộ kinh doanh gia đình

Một người có thể đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh?

Câu trả lời đã được nêu ở phần trên. Đó là mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh tại Việt Nam. Luật được ghi rõ trong khoản 2 điều 67 của nghị định 78/2015/NĐ-CP. Các cá nhân vẫn có thể mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Nếu đăng ký nhiều hơn từ một hộ kinh doanh trở lên, cá nhân, hộ gia đình sẽ làm sao?

Theo điểm a, khoản  của điều 41 nghị định 50/2016/NĐ-CP. Nếu cá nhân đăng ký từ 2 hộ kinh doanh trở lên có thể bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Đồng thời cần làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các Hộ kinh doanh khác.

Một hộ kinh doanh có được hoạt động tại nhiều địa điểm không?

Để giải đáp câu hỏi này, ta sẽ mở khoản 1 điều 66 của nghị định 78/2015/NĐ-CP. Mỗi hộ gia đình chỉ có thể thành lập 1 hộ kinh doanh tại 1 địa điểm.

Nếu vi phạm, hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính (điều 41 nghị định 50/2016):

  • Phạt tiền mức từ 3 đến 5 triệu đồng
  • Bị buộc làm thủ tục chấm dứt kinh doanh. Chỉ được phép giữ lại 1 hộ kinh doanh duy nhất.
Tìm hiểu quyền lợi và nghĩa vụ khi thành lập hộ KD

Nếu cá nhân muốn mở rộng việc kinh doanh thì cần làm gì?

Hộ kinh doanh đang phát triển và ngày càng mở rộng hơn. Các start-up, hộ gia đình muốn phát triển mạnh hơn thì có thể lựa chọn các phương án:

Cách 1: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, đứng tên cá nhân làm chủ sở hữu tại 1 tỉnh. Để mở thêm nhiều điểm kinh doanh, startup có thể mở thêm nhiều chi nhánh tại các thành phố khác.

Cách 2: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên làm chủ sở hữu tại nhiều tỉnh, thành phố.

Kết luận:

Như vậy, để hoạt động hình thức hộ gia đình, cá nhân cần hiểu rõ về loại hình thành lập này. Bị giới hạn về số lượng cũng như địa điểm kinh doanh. Muốn mở rộng phát triển, bạn chỉ cần chuyển đổi hộ kinh doanh sang loại hình công ty TNHH 1 thành viên.

Bạn vẫn là người làm chủ công ty, đứng tên và hoàn toàn quyết định về việc kinh doanh. Đồng thời thoải mái trong việc mở thêm nhiều chi nhánh tại các địa điểm khác nhau trên tỉnh thành.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các thủ tục hợp pháp khi thành lập hộ kinh doanh, liên hệ ngay STARTUPLAND. Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp các thông tin cho bạn hoàn toàn miễn phí.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version