KHÔNG NÊN NHẦM LẪN GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN

Phá sản và giải thể là hai khái niệm không còn xa lạ đối với doanh nghiệp trong thời kỳ chấm dứt tư cách pháp nhân, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhìn chung, cả hai có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề pháp lý xoay quanh hai khái niệm này nhé!

Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp

Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. (Xem thêm tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014).

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật Doanh  nghiệp 2014, giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

Điểm giống nhau của giải thể và phá sản doanh nghiệp

 Cả hai thủ tục này đều dẫn đến kết quả: Chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Theo đó, khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại sẽ bị thu hồi về Gi ấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

Việc giải thể doanh nghiệp hay phá sản không chỉ làm phát sinh quan hệ tài sản của các thành viên trong doanh nghiệp mà còn làm phát sinh quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan, chủ thể khác như đối tác, khách hàng, người lao động của công ty và đặc biệt là đối với cơ quan Thuế. Do đóchấm dứt tư cacahs pháp nhận, Doanh nghiệp buộc phải xử lý các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp với các chủ thể trên.

Điểm khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Điểm khác biệt của giải thể và phá sản doanh nghiệp

Bản chất thủ tục pháp lý giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là một loại THỦ TỤC HÀNH CHÍNH  do doanh nghiệp nói chung và người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nói riêng tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, thủ tục sẽ đơn giản, dễ thực hiện, thời gian ngắn.

Phá sản là một loại THỦ TỤC TƯ PHÁP do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ. Do đó, thủ tục phá sản phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Lý do giải thể và phá sản doanh nghiệp:

Giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
– Bị thu hồi GCN DKDN

-Quyết định của chủ doanh nghiệp không còn muốn tiếp tục kinh doanh nữa

-Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn

-Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nghĩa vụ tài sản

Đối với giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho các đối tượng liên quan như chủ nợ, người lao dộng, thành viên, cốc đông

Đối với phá sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ, pháp luật quy định chi tiết thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phần trắm tương ứng với số nợ.

Phá sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp không có khả năng hoặc mất khả năng chi trả các khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh  toán

Hạn chế đối với chủ doanh nghiệp:

Sau khi giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không bị hạn chế quyền quản lý, quyền thành lập mới doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp bị hạn chế quyền quản lý, quyền thành lập doanh nghiệp trong vòng 3 năm kể từ ngày có quyết định phá sản.

Trên đây là thông tin về giải thể và phá sản, bạn cần biết trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Mọi thông tin cần tư vấn và hỗ trợ, liên hệ ngay STARTUPLAND để được giải đáp nhé!

Xem thêm: thủ tục Hoàn thiện sổ sách kế toán trước khi tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version