Hướng dẫn thành lập nhà xuất bản sách, xuất bản phẩm

Thanh lap cogn ty xuat ban sach, xuat ban pham
Thanh lap cogn ty xuat ban sach, xuat ban pham

Ngày nay với nhu cầu đọc sách, báo của con người ngày càng tăng cao, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách, báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ cũng được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng thị hiếu đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng đầu tư kinh doanh ngành nghề này nếu không nắm rõ quy định pháp luật. Vậy khi thành lập nhà xuất bản sách, xuất bản phẩm sẽ cần những điều kiện gì cũng như quy trình, thủ tục diễn ra như thế nào? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé!

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp ;
– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Luật đầu tư 2020;
– Luật xuất bản 2012 (sửa đổi bổ sung 2018);
– Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xuất bản;
– Nghị định 150/2018/NĐ-CP đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin truyền thông;

Đối tượng thành lập nhà xuất bản sách và loại hình hình tổ chức nhà xuất bản 

Đối với nhiều độc giả thì các Nhà xuất bản (NXB) nổi tiếng như: NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Sự thật hay NXB Tư pháp,… không còn quá xa lạ. Việc thành lập mới một nhà xuất bản đòi hỏi tổ chức, cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, trước hết phải thuộc các đối tượng được thành lập nhà xuất bản. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật xuất bản 2012 có quy định về các cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản) bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
– Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Nhà xuất bản có thể được tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

Điều thành lập nhà xuất bản sách 

Để thành lập nhà xuất bản sách, công ty phải đáp ứng các  điều kiện sau:

– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

– Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Hồ sơ, thủ tục thành lập nhà xuất bản sách, xuất bản phẩm

Cơ quan chủ quản nhà xuất bản nếu thuộc đối tượng được cấp phép thì chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị xin giấy phép thành lập.

Hồ sơ xin giấy phép thành lập bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (mẫu số 01);
– Đề án thành lập và các giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện ngành nghề.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ TT&TT sẽ cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Bộ TT&TT phải gửi văn bản thông báo lý do từ chối cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, tối đa 30 ngày làm việc.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký xuất bản hoặc tái xuất bản 

Trước khi xuất bản hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đăng ký xuất bản:
– Đơn đăng ký xuất bản kèm danh sách tác phẩm, tài liệu xin xuất bản;
– Văn bản thẩm định nội dung (tùy loại tác phẩm, tài liệu).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời gian xử lý hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ TT&TT sẽ gửi văn bản xác nhận đăng ký xuất bản;
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Nhà xuất bản sẽ được thông báo lý do và hướng dẫn điều chỉnh. 

Các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản 

Hiện nay, nhà nước ban hành khá nhiều chính sách để thúc đẩy, phát triển hoạt động của lĩnh vực xuất bản, chẳng hạn:

– Ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng;
– Ưu đãi thuế cho các hoạt động xuất bản;
– Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
– Tạo ra nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho lĩnh vực xuất bản;
– Tạo ra nhiều chiến lược để phát triển cơ sở xuất bản thông qua việc phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, truyền hình, phát thanh, quy hoạch vùng và tỉnh;
– Mua bản thảo của những tác phẩm có giá trị mặc dù chưa đúng thời điểm xuất bản hoặc bị hạn chế về đối tượng sử dụng;
– Mua bản quyền của những tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
– Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ – kỹ thuật để cơ sở xuất bản bản thảo, tác phẩm, tài liệu liên quan đến chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại tại các vùng sâu, vùng xa, các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn…

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào chưa giải chưa quyết được liên quan đến việc thành lập công ty. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được hỗ trợ, tư vấn mở công ty và kinh doanh thành công.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version