Liên hệ
- 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
- 088 880 2358
- info@startupland.vn
- Thứ 2-6: 8:30 đến 18:00
Thứ 7: 9:00 đến 12:00
Việc tạm ngừng kinh doanh xảy ra khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ví dụ các vấn đề về nhu cầu thị trường, về vốn hoặc các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả. Lúc này, công ty sẽ cần tái cơ cấu trong một khoảng thời gian nhất định.
Thay vì chọn giải thể, việc tạm ngưng kinh doanh sẽ mang tới nhiều lợi ích. Ví dụ như: giữ được thâm niên hoạt động của công ty, giữ lại các chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu, các bằng sáng chế,…Cùng STARTUPLAND tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề Tạm ngưng kinh doanh ngay bài viết bên dưới nhé!
Tạm ngừng kinh doanh là sự việc xảy ra không mong muốn của chủ doanh nghiệp. Và theo đó, trong thời gian tạm ngưng kinh doanh thì doanh nghiệp không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào.
Tức là, doanh nghiệp có quyết định buộc phải tạm ngừng kinh doanh. Đặc biệt là không được phép xuất hóa đơn. Đặc biệt là không được ký kết giao dịch bất cứ loại hợp đồng nào. Và thực hiện các hoạt động khác tương tự trong thời gian này.
Lúc này, trên thực tế cũng như theo chế định của pháp luật thì doanh nghiệp vẫn đang tồn tại. Đặc biệt là chưa bị xóa tên trong danh sách các doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Theo Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định. Thời hạn tạm ngưng kinh doanh không được quá 01 năm. Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngưng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo. Lúc này, doanh nghiệp phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngưng kinh doanh.
Sau khi kết thúc thời gian tạm ngưng kinh doanh. Nếu lúc này doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động thì phải có thông báo lần 2 đến Phòng đăng ký kinh doanh.
– Tổng thời lượng để thực hiện việc tạm ngưng kinh doanh trong các lần liên tiếp là không được vượt quá 2 năm.
– Sau khi nhận được những hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong vòng 3 ngày làm việc. Và được tính từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ.
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ Cấp giấy xác thực về việc doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngưng kinh doanh công ty cổ phần:
– Thông báo về việc tạm ngưng kinh doanh;
– Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc tạm ngưng kinh doanh;
– Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Hồ sơ tạm ngưng kinh doanh công ty TNHH:
– Thông báo về việc tạm ngưng kinh doanh;
– Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngưng kinh doanh (đối với công ty TNHH một thành viên);
– Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngưng kinh doanh (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
– Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện được);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Thủ tục tạm ngưng kinh doanh là việc thực hiện 1 loạt các công việc, dựa theo quy định của pháp luật. Từ đó, giúp việc tạm ngưng kinh doanh được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Thủ tục tạm ngừng công ty sẽ bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngưng kinh doanh
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng công ty đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngưng công ty
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngưng kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)
Bước 3: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngưng kinh doanh
Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngưng kinh doanh hợp lệ.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở KH-ĐT cấp
Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngưng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngưng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngưng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngưng
Đối với các hồ sơ tạm ngưng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật.
Khi làm thủ tục tạm ngưng kinh doanh, doanh nghiệp đã ấn định cụ thể ngày bắt đầu tạm ngừng và ngày kết thúc tạm ngưng kinh doanh. Vì vậy, khi hết thời hạn tạm ngưng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tự do hoạt động kinh doanh trở lại mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục hành chính nào.
Tuy nhiên, trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm ngừng. Lúc này doanh nghiệp muốn kinh doanh trở lại thì doanh nghiệp phải làm công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Thuế để thông báo về việc này.
Trên là tất cả các thông tin về việc tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về thủ tục này, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý tốt nhất.
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Leave A Comment