Hiểu thế nào cho đúng về tác phẩm phái sinh?

Hieu the nao cho dung ve tac pham phai sinh
Hieu the nao cho dung ve tac pham phai sinh

Pháp luật sở hữu trí tuệ khuyến khích việc kế thừa tài sản trí tuệ đã có từ trước để phát triển, sáng tạo ra cái mới. Những tác phẩm mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là tác phẩm phái sinh. Đây cũng là đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả. Vậy, pháp luật quy định về tác phẩm phái sinh như thế nào? Cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Tìm hiểu về tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Bao gồm tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Như vậy, khi khán giả thưởng thức tác phẩm phái sinh sẽ liên tưởng đến tác phẩm gốc. Bởi lẽ tác phẩm phái sinh thừa hưởng những nền tảng nhất định của tác phẩm gốc như nội dung, giai điệu,…

Một số tác phẩm phái sinh nổi tiếng như: Nhạc kịch Những Người Khốn Khổ được chuyển soạn từ tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo; album Classics In The Air của Paul Mauriat chơi lại các trích đoạn cổ điển nổi tiếng theo phong cách hòa tấu hiện đại…

Những đặc điểm về tác phẩm phái sinh 

1. Tác phẩm phát sinh được sáng tạo ra từ tác phẩm gốc

Đây là đặc điểm cơ bản của tác phẩm phái sinh, thể hiện ngay từ cụm từ “phái sinh”. Tác phẩm này được tạo ra trên cơ sở của tác phẩm gốc đã được tồn tại và phải còn nguyên dấu ấn của tác phẩm gốc.

Khi đọc hay nghe đến về tác phẩm phái sinh, người đọc và người nghe có thể liên tưởng đến ngay tác phẩm gốc là tác phẩm nào. Sự liên tưởng này được bắt nguồn từ nội dung của tác phẩm. Việc sáng tạo ra tác phẩm phái sinh, cần tôn trọng quyền nhân thân của tác giả đã tác phẩm gốc.

2. Tác phẩm phái sinh mang dấu ấn riêng của tác giả

Dù là tác phẩm phái sinh, nhưng mỗi tác giả khi sáng tạo sẽ có những dấu ấn riêng – dấu ấn cá nhân của mình. Do đó về cả mặt hình thức lẫn nội dung của tác phẩm phái sinh vẫn có nét riêng so với tác phẩm gốc.

3. Tác phẩm phái sinh có thể khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần so với tác phẩm gốc

Quyền tác giả được bảo hộ một cách tự động, nhưng chỉ bảo hộ về mặt hình thức mà không bảo hộ về nội dung hay ý tưởng. Vì vậy, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao chép của tác phẩm gốc.

Tác phẩm phái sinh có hình thức thể hiện khác biệt. Sự khác biệt có thể là toàn bộ hoặc từng phần một trong tác phẩm so với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Bảo hộ quyền tác giả về tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 nhấn mạnh. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả. Đặc biệt đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Sự ra đời của tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc. Bao gồm cả quyền tài sản và quyền nhân thân.

(2) Được sự cho phép của tác giả – chủ sở hữu quyền tác giả

Tại khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Trừ trường hợp quy định tại điểm (i) khoản 1 Điều 25 của Luật này.

(3) Mang dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo. Và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay từ góc độ thực tiễn

Thực tế, nhiều người dùng từ “phái sinh” một cách tự nhiên mà không theo quy định của luật. 

Một tác phẩm giống với một tác phẩm khác thì họ gọi đó là “tác phẩm phái sinh”. Đây được coi là hành vi làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Trong ngành giải trí âm nhạc cho thấy nhiều người cover các các bài hát mà chưa được sự đồng ý của tác giả.

Ví dụ: Bài hát “Độ ta không độ nàng” có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng khi tìm kiếm lại ra những bản cover bằng tiếng việt. Những bản cover đó bị cảnh báo vì đã vi phạm bản quyền ca khúc nước ngoài. Và những người cover sẽ phải đối diện với việc vi phạm bản quyền.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào đến quan đến vấn đề về sở hữu trí tuệ. Hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version