Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

doi-tuong-quyen-tac-gia-khong-duong-bao-ho

Quyền tác giả có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Ngoài những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó vẫn có những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả. Vậy quyền tác giả được bảo hộ theo nguyên tắc nào. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các vấn đề pháp lý về quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Theo quy định của Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009,

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Khi tác phẩm được định hình, tác giả sẽ sở hữu toàn bộ quyền như đặt tên cho tác phẩm; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; cho thuê tác phẩm…

Quyền tác giả được bảo hộ như thể nào?

Quyền tác giả xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động. Do đó, không phân biệt tác giả đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ tác phẩm.

Ngoài những giá trị về mặt tinh thần, tác phẩm còn mang lại giá trị thương mại cho tác giả. Số tiền kiếm được từ nhuận bút và thù lao do quyền tài sản mang lại là một con số “khủng”. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả nhằm bảo hộ những đứa con tinh thần do tác giả tạo ra. Đồng thời quyền tài sản sẽ là động lực để tác giả sáng tạo và tạo giá trí cho cuộc sống.

Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày. Theo đó, tin tức thời sự chỉ mang tính cập nhật thông tin. Những tin tức mang tính chất “thời sự” về các vấn đề trong cuộc sống cần được chuyển đến công chúng nhanh nhất.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính

Văn bản quy phạm bao gồm văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Các loại văn bản quy phạm pháp luật có thể kể đến như Hiến pháp, Nghị định, Thông tư, Bộ luật… Những văn bản này là những văn bản mang tính quyền lực nhà nước, có phạm vi tác động trên toàn bộ lãnh thổ. Đồng thời nó chứa đựng những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu

Quy trình, hệ thống được hiểu là tập hợp các công việc, nhiệm vụ được thực hiện theo một thứ tự và phương pháp nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra.

Tại sao các đối tượng nêu trên lại không được bảo hộ quyền tác giả.

Hai đặc điểm để được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm phải có tính sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Các đối tượng được nêu trên không đảm bảo 02 yếu tố bảo hộ quyền tác giả. Tin tức pháp luật; văn bản quy phạm; quy trình không có yếu tố sáng tạo và không đề cập quan điểm cá nhân.

Hơn nữa, khi được bảo hộ quyền tác giả. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả. Điều này sẽ làm sai lệch mục đích ban đầu là phổ biến nhanh chóng tới công chúng. Do đó sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của người dân. Đồng thời không mang lại hiệu quả như mục đích ban đầu của các đối tường này. Đó là điều chỉnh các quan hệ xã hội, cung cấp tin tức.

Kết luận

Tóm lại, ngoài ba đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả nêu trên. Các loại hình tác phẩm khác sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version