ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

đại hội đồng cổ đông
đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và thay đổi luật, các quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu những điểm mới liên quan tới ĐHĐCĐ mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực.

Mở rộng phạm vi quyền hạn Đại hội đồng cổ đông luật DN 2020

Mở rộng phạm vi quyền hạn của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) theo luật doanh nghiệp 2020

Luật doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, mở rộng thêm phạm vi quyền hạn của ĐHĐCĐ như sau:

  • Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
  • Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
  • Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.

Như vậy so với Luật doanh nghiệp 2014 thì Luật doanh nghiệp 2020 đã trao cho ĐHĐCĐ thêm các quyền quyết định, phê duyệt liên quan tới lợi ích, hoạt động của hội đồng quản trị với ban kiểm soát và cả việc lựa chọn công ty kiểm toán cho doanh nghiệp.

Những đổi mới về triệu tập và họp ĐHĐCĐ

Những thay đổi liên quan tới triệu tập và họp ĐHĐCĐ

Luật doanh nghiệp 2014 điều chỉnh quy định về triệu tập và họp Đại hội đồng cổ đông theo hướng bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của cổ đông, cụ thể:

  • Bổ sung quy định về thời hạn tối đa phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp: không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp nếu Điều lệ không quy định thời hạn ngắn hơn (bỏ quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 về thời hạn tối thiểu phải lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp nếu Điều lệ không quy định thời hạn dài hơn).
  • Bổ sung quy định mới về trách nhiệm của người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối kiến nghị về các vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ, thời hạn trả lời chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ.
  • Về thời hạn phải gửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông: chậm nhất 21 ngày (thay vì quy định là 10 ngày tại Luật doanh nghiệp 2014) trước ngày khai mạc nếu Điều lệ không quy định thời hạn dài hơn.
  • Bổ sung quy định cho phép cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể ủy quyền cho 01 hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp (thay vì Luật doanh nghiệp 2014 chỉ cho phép ủy quyền cho 01 người dự họp). Văn bản ủy quyền được lập theo quy định pháp luật về dân sự, thay vì bắt buộc phải theo mẫu do công ty phát hành như quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
  • Sửa đổi tỷ lệ xác định việc đáp ứng điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, điều kiện để nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua thành: trên 50% tổng số phiếu biểu quyết (Luật doanh nghiệp 2014 quy định tỷ lệ ít nhất 51%).
  • Bổ sung quy định cho phép Chủ tịch HĐQT được ủy quyền cho thành viên HĐQT khác làm chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ do HĐQT triệu tập.
  • Bổ sung quy định mới điều chỉnh trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp ĐHĐCĐ, theo đó biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của HĐQT tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp (Luật doanh nghiệp 2014 không quy định về nội dung này).

Trên đây là một số thay đổi của Luật doanh nghiệp 2020 liên quan tới đại hội đồng cổ đông. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới thẩm quyền và hoạt động của đại hội đồng thì đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version