Cover bài hát và câu chuyện bản quyền

cover-bai-hat-ban-quyen

Internet phát triển, các loại hình giải trí cũng trở nên đa dạng hơn. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Việc các bạn trẻ bắt kịp xu hướng, “cover” lại các bài nhạc nổi tiếng để đăng lên mạng xã hội cũng trở thành xu thế hiện nay. Vậy cover bài hát được điều chỉnh dưới góc độ luật sở hữu trí tuệ thế nào. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Cover nhạc là gì?

Cover bài hát được hiểu là trình bày lại một bài hát đã tồn tại trên thị trường. Cover bài hát chia thành 02 dạng.

Dạng 1

Cover bài hát nhưng vẫn giữ nguyên nội dung hoặc giai điệu của bài hát gốc. Người cover có thể thay đổi tiết tấu, nhịp điệu bài hát để phù hợp với giọng của mình.

Không thể phủ nhận trào lưu cover bài hát đã tạo được sự nổi tiếng cho nhiều người hoạt động nghệ thuật hiện nay. Nhiều cái tên đi lên bằng hình thức “ca sĩ cover”. Một số cái tên không còn xa lạ với thế hệ 9x như “thánh nữ cover” Hương Ly, Tăng Phúc, Quân A.P, Hoa Vinh. Một số trường hợp, tác phẩm cover còn nổi và thu hút sự quan tâm hơn bản gốc của tác giả. Thậm chí một số bản còn được đánh giá hay hơn bản chính.

Dạng 2

 Cover bài hát nhưng biến tấu nội dung, thay đổi giai điệu so với bản gốc. Điều này có thể thấy rõ thông qua hình thức viết lại lời bài hát bằng hình thức chuyển ngữ dựa trên nền nhạc Trung, Hàn.

Một số bài hát chuyển thể từ nhạc Trung Quốc nhanh chóng nhận được sự quan tâm của khán giả. Có thể kể đến các bài hát Việt cover từ bài Thời không sai lệch của nhạc Trung như Ngàn yêu thương về đâu (Huy Vạc); Đúng cũng thành sai (Văn Võ Ngọc Nhân); Chỉ là không cùng nhau (Tăng Phúc ft Trương Thảo Nhi).

“Soi” vấn đề cover bài hát dưới góc độ pháp lý

Bản quyền bài hát là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009. Bài hát thuộc loại hình tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm âm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác phẩm âm nhạc được bảo hộ như thế nào?

Bài hát được bảo hộ quyền tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng trí tuệ của mình. Tác phẩm âm nhạc này không được sao chép từ tác phẩm của người khác.

Quyền tác giả là một quyền tự động. Khác với các quyền sở hữu trí tuệ khác. Quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Tức là quyền được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra. Không cần phân biệt là đã được công bố hay chưa. Khi một bài hát được ra đời, tác giả sẽ tự động sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù có cơ chế bảo hộ tự động. Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích tác giả nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho đứa con tinh thần của mình. Bởi lẽ, văn bằng bảo hộ sẽ là minh chứng cho sự sáng tạo của tác giả trước các tranh chấp phát sinh.

Cover bài hát khi nào là đúng luật?

Cover lại bài hát là thực hiện quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng – một quyền tài sản của quyền tác giả.

Từ những lập luận đã nêu trên. Trước khi cover bài hát, chúng ta nên tôn trọng đứa con tinh thần của tác giả. Chỉ được cover khi được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu bài hát. Một bài hát được cover đúng luật là khi tôn trọng bản quyền tác phẩm và thực hiện theo sự điều chỉnh của Luật.

Người cover phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho tác giả. Trả tiền nhuận bút cũng là một hành động khuyến khích sự sáng tạo của tác giả. Chỉ khi có lợi ích thương mại, con người mới có động lực sáng tạo và cống hiến.

Bên cạnh đó khi cover bài hát, không nên gây phương hại đến quyền tác giả. Bài hát cover không được bôi nhọ, xuyên tạc ý của tác phẩm gốc. Đồng thời, không gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. Khi đăng tải tác phẩm trên mạng xã hội, cần để tên tác giả của bài hát.

Cover bài hát khi nào là sai luật?

Một bài hát được viết ra không chỉ mang giá trị tinh thần. Đây là đứa con tinh thần, là chất xám của quá trình lao động trí óc của tác giả. Ngoài những giá trị tinh thần mà song song với đó chính là yếu tố thương mại. Một bài hát hay và được công chúng đón nhận sẽ mang lại doanh thu “khủng” cho tác giả.

Và nếu như một cá nhân, tổ chức tự ý sao chép, đạo nhái bài hát mà không xin phép hoặc trả tiền nhuận bút được xem là hành vi tự ý xâm phạm quyền tác giả. Nếu không có chế tài hoặc quy định rõ ràng thì điều đó thực sự rất bất công đối với tác giả.

Kết luận

Âm nhạc là hoạt động giải trí mang tính sáng tạo. Mỗi bài hát sẽ mang một phong cách riêng của ca, nhạc sĩ. Chúng ta nên có tư duy tôn trọng quyền tác giả. Trước khi “cover” chúng ta cần nắm rõ luật và thực hiện theo đúng quy định.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version