Công việc của một kế toán nội bộ thực sự là làm gì?

Ai cũng có thể hiểu được kế toán luôn là một trong những công việc quan trọng và không thể thiếu mỗi ngày. Từng hoạt động kinh doanh, buôn bán đều cần có kế toán nội bộ ghi chép lại. Vậy cụ thể công việc của kế toán là gì, phải làm những gì. Liệu có cần đến dịch vụ kế toán nội bộ bên ngoài không?

Kế toán nội bộ là ai?

Đây là những người nằm trong bộ phận kế toán. Họ làm công việc tập hợp tất cả các phát sinh thực tế dựa trên các phát sinh dù giấy tờ hay không. Từ đó làm căn cứ xác định báo cáo tài chính lỗ lãi của từng doanh nghiệp. Người làm việc hạch toán các bút toán kết chuyển thanh toán được gọi là kế toán nội bộ.

tư vấn dịch vụ kế toán nội bộ

Việc tiến hành làm bút toán nội bộ này luôn được thực hiện trong nhiều thời điểm, tháng, quý hay năm.

Kế toán nội bộ làm những công việc gì ?

Kể ở trên có lẽ nhiều người vẫn còn cảm thấy công việc của kế toán nội bộ còn khá mông lung. Làm sổ sách giấy tờ, ghi chép hoạt động hay bút toán nó là gì ?

Cụ thể kế toán nội bộ sẽ phải làm tất cả các công việc dưới đây

  • Phát hành chứng từ, xác nhận đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy trình luân chuyển chứng từ
  • Hạch toán chứng từ, hóa đơn nội bộ. Có trách nhiệm lưu giữ một cách cẩn thận và khoa học để dễ dàng truy xuất tìm kiếm lại.
  • Phối hợp với nhiều phòng ban khác để đảm bảo công việc kế toán. Bạn nghĩ kế toán là ngồi một chỗ làm việc của họ thôi sao. Nhầm rồi kế toán phải là người thường xuyên làm việc với nhiều bộ phận nhất. Vì mọi hoạt động của công ty đều liên quan đến việc xuất hóa đơn chứng từ.
  • Lưu các chứng từ, báo cáo theo tuần, tháng, quý.
  • Lập báo cáo tài chính và các báo cáo thuế, quyết toán thuế cho doanh nghiệp
  • Chịu trách nhiệm về mối quan hệ với đối tác, cơ quan thuế. Kế toán phải là người có quan hệ tốt với các ban ngành và thuế, ngân hàng. Là người nắm bắt vấn đề tài chính để có thể nhanh chóng báo với cấp trên trong những tình huống cụ thể.

Các loại kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Kế toán nội bộ thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau. Một doanh nghiệp trung bình thường có từ 2 kế toán trở lên để tiện làm việc và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi người thực hiện đảm nhiệm một vai trò để tăng tính chuyên nghiệp cho công việc.

Kế toán thu chi

Quản lý nắm bắt nguồn tiền chi phí và nguồn tiền thu về.

Cập nhật chính xác đầy đủ nhất về mọi số liệu : Tổng nhập xuất hay số lượng tồn kho vào mọi thời điểm : ngày, tuần, tháng, quý, năm

Quản lý quỹ tiền mặt được giao, kịp thời chi tiền theo chỉ đạo của cấp trên

Kế toán kho

Theo dõi mọi vấn đề về xuất nhập kho hàng, chứng từ rõ ràng mỗi ngày ghi chép đầy đủ

Chịu trách nhiệm về việc kiểm kê, giữ an toàn cho kho bãi hàng hóa. Quản lý kiểm soát về tình trạng hàng hóa, thừa hay thiếu. Biết cách xử lý các tình huống có thể phát sinh : thời tiết, nhà cung cấp hàng, khách hàng…

Kế toán ngân hàng

Làm việc với ngân hàng, tạo ủy nhiệm chi, tài khoản ngân hàng, thanh toán qua tài khoản.

Theo dõi về quá trình xuất và nộp tiền vào tài khoản.

Kế toán tiền lương

Tính lương, quản lý theo dõi bảo hiểm xã hội

Kế toán bán hàng

Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp, tính thuế VAT phát sinh

Đối chiếu số tiền mua bán với hàng hóa còn tồn lại

Kế toán công nợ

Theo dõi công nợ với nhà cung cấp, khách hàng

Trên đây là các thông tin hữu ích về kế toán nội bộ. Doanh nghiệp sẽ cần đến rất nhiều hoạt động kế toán. Để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong những bước khởi đầu và phát triển tương lai. STARTUPLAND cung cấp dịch vụ kế toán nội bộ uy tín và đảm bảo chất lượng.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version