Chỉ cho thuê trọ theo giờ có phải xin giấy phép kinh doanh hay không?

Nghe đến hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú, ta thường nghĩ ngay đến các nhà trọ, khách sạn. Thực tế đây là hình thức kinh doanh rộng hơn nhiều: bao gồm tất cả hình thức cho thuê lưu trú (nghỉ theo giờ hoặc qua đêm), trên đất liền cũng như trên phương tiện tàu thủy. Do vậy, bất kể là doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình nào cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh lưu trú. Tìm hiểu kỹ hơn các thông tin hữu ích về giấy phép kinh doanh lưu trú trong bài viết dưới đây cùng STARTUPLAND nhé!

xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú cần xin giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình dưới đây đều cần làm giấy đề nghị cấp phép quyền kinh doanh:

  • Khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ ngắn ngày
  • Phòng trọ kinh doanh dịch vụ dài hạn
  • Ký túc xã cho học sinh, sinh viên
  • Khu cắm trại, nơi trọ trên xe lưu động
  • Nhà trọ cho công nhân, tàu thuyền hay đường tàu thuê trọ
  • Dịch vụ nhà hàng lưu động
  • Các chuyến tàu du lịch qua đêm

Các điều kiện cần thiết khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Đơn vị doanh nghiệp kinh doanh cần tìm hiểu và đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

Về nguồn nhân lực

Về chủ doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam, có sơ yếu lý lịch kê khai đầy đủ. Nếu là người nước ngoài thì cần có hộ chiếu.

Quản lý và nhân viên đều cần có trình độ chuyên môn và được đào tạo. Yêu cầu về trình độ chuyên môn ngoại ngữ cần thiết.

Về cơ sở vật chất

Đơn vị kinh doanh cần đạt các yêu cầu tối thiểu về xây dựng trang thiết bị, dịch vụ cho thuê lưu trú.

Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất nơi lưu trú về tiêu chí phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Về tuân thủ luật pháp

Đảm bảo tuân thủ theo quy định về an ninh trật tự xã hội. Không được phép xây dựng nhà nghỉ gần kề với khu vực quốc phòng an ninh. Các nhà nghỉ, khách sạn cần đáp ứng điều kiện về khoảng cách an toàn đối với trường học bệnh viên.

Lưu ý đây chỉ là hình thức áp dụng cho hoạt động kinh doanh thường xuyên diễn ra. Các hoạt động như cho người khác ở nhờ nhà đều không bị tính là kinh doanh. Thế nên nếu có mời bạn về nhà chơi và ở cả tháng trời thì bạn cũng đừng lo.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú như thế nào?

Đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép gửi về UBND cấp quận huyện địa bàn hoạt động. Thời gian cấp phép từ khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ là từ 3-5 ngày. Bạn sẽ cần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
  • Kê khai lý lịch của chủ doanh nghiệp/bản khai về nhân thân
  • Bản danh sách nhân viên làm việc tại cơ sở cho thuê dịch vụ lưu trú, bằng cấp liên quan với cấp quản lý, chủ doanh nghiệp
  • Biên bản chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy
  • Bản vẽ sơ đồ cơ sở lưu trú mà doanh nghiệp cung cấp, có hình ảnh thực tế thì càng tốt.

Bạn đang loay hoay với đống giấy tờ hồ sơ và không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo khi nay đã có STARTUPLAND. Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ giấy tờ cho doanh nghiệp. Cam kết về tỉ lệ thành công của hồ sơ xin phép kinh doanh dịch vụ lưu trú từ lần đầu tiên.

STARTUPLAND – Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

1 comment

  1. Xin chào! Admin có thể cho em hỏi là trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú như trong bài viết có còn hiệu lực không? Và nó được dựa theo văn bản pháp luật nào ạ? Xin cảm ơn!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version