Cần chuẩn bị những gì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 2023

Dang ky thanh lap doanh nghiep 2023
Dang ky thanh lap doanh nghiep 2023

Bạn đã ấp ủ tâm quyết khởi nghiệp kinh doanh và chuẩn bị thành lập công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên không biết hoàn thiện hồ sơ, thủ tục ra sao. Và cần chuẩn bị những gì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 2023 này. Cùng STARTUPLAND tham khảo chi tiết ngay bài viết bên dưới nhé! 

Thành lập doanh nghiệp là gì? 

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp,…

Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập doanh nghiệp 2023

1. Kiểm tra quyền thành lập công ty 

Pháp luật Việt Nam có một số quy định hạn chế hoặc cấm liên quan đến người thành lập công ty nếu người đó rơi vào những trường hợp. Ví dụ như: chưa đủ tuổi, đang thụ án, mắc các bệnh lý không điều khiển được hành vi của mình. 

Do đó chúng ta cần kiểm tra thật kỹ lại đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hay chưa. Nhằm tránh trường hợp gửi hồ sơ đăng ký nhưng không được phê duyệt. 

2. Kiểm tra tên công ty và bảo hộ sở hữu trí tuệ

Việc lựa chọn tên công ty hay và phù hợp là một điều hết sức quan trọng. Bởi lẽ nó gắn liền với công ty trong suốt quá trình phát triển. Đặc biệt là trở thành một thương hiệu riêng. Do đó, tên công ty cần phải đảm bảo không được trùng dễ gây nhầm lẫn. Đặc biệt là với tên công ty hoặc thương hiệu của người khác. 

Thêm vào đó, tên miền của công ty cũng cần được kiểm tra nhằm đảm bảo chính xác không trùng của doanh nghiệp khác. Đồng thời tên doanh nghiệp được đặt phải phù hợp với văn hoá, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

3. Kiểm tra ngành nghề kinh doanh 

Cần kiểm tra thật kỹ xem ngành nghề dự kiến kinh doanh thuộc ngành nghề nào trong số những ngành đã phân loại. Trong đó bao gồm các ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành nghề khuyến khích kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm kinh doanh. 

Sau đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Hiện nay ngành nghề kinh doanh đã được nhà nước đưa ra 1 hệ thống rất rõ ràng. Bạn sẽ dễ dàng tra cứu được ngành nghề kinh doanh của mình có bị cấm hay không. 

Trong một số trường hợp bạn chưa rõ về ngành nghề kinh doanh hoặc chưa có thông tin chi tiết cụ thể. Bạn có thể liên hệ ngay StartupLand để được hỗ trợ tốt nhất. 

Tham khảo thêm: Hệ thống tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

4. Vốn điều lệ 

Phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh và số lượng cổ đông. Từ đó xem xét mức độ điều lệ sao cho phù hợp nhất. Số vốn điều lệ này bạn có thể tùy chọn mở ở mức mà mình có thể thực hiện đóng góp được. 

Đặc biệt ngoài vốn điều lệ ra bạn cũng cần chuẩn bị cho một số chi phí nhất định được phát sinh trong quá trình thành lập doanh nghiệp. 

5. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp 

Đây được xem như yếu tố quyết định đến phương thức hoạt động kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp. Các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp trước pháp luật. Hiện tại có 05 loại hình doanh nghiệp. Trong đó bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cần xem xét theo nhiều tiêu chí. Trong đó bao gồm: Số lượng thành viên sáng lập công ty, số vốn đầu tư. Và sự linh động về vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động, trách nhiệm về tài sản. Doanh nghiệp cần tổng hợp xác nhận theo từng tiêu chí để đánh giá loại hình phù hợp với phương hướng hoạt động kinh doanh lâu dài.

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty 

Hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Bản sao công chứng CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn (ít nhất 06 tháng) của các thành viên sáng lập công ty;
– Bản dự thảo về Điều lệ công ty (quy định về mức vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp) đã được các thành viên sáng lập hoặc Hội đồng Quản trị thông qua.
– Văn bản cuộc họp có xác nhận từ các thành viên Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty (Đối với công ty cổ phần). 

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ được nộp theo phương thức trực tiếp, gửi bưu điện. Hoặc gửi đăng ký thành lập online của phòng ĐKKD – Sở KHĐT của tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

Hồ sơ sẽ được cơ quan tiếp nhận, xác nhận đầy đủ giấy tờ mới có thể bắt đầu tiến hành xét duyệt. Trong trường hợp thiếu hay sai giấy tờ, cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu người nộp bổ sung và nộp lại. Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ các giấy tờ hợp lệ.

Bước 3: Khắc con dấu công ty khi thành lập doanh nghiệp 2023

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Công ty sẽ tiến hành việc đăng ký khắc con dấu doanh nghiệp tại các cơ quan kinh doanh dịch vụ khắc con dấu đủ điều kiện. Khi đi khắc con dấu cần mang theo bảng sao công chứng của giấy chứng nhận ĐKKD và CMND của người đại diện pháp luật công ty. Thời gian tiến hành từ 1- 2 ngày làm việc.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp 2023 tại StartupLand

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty. StartupLand hiểu rõ được những vướng mắc khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Đến với StartupLand bạn sẽ được hỗ trợ: 

– Hỗ trợ tra cứu & tư vấn đặt tên công ty miễn phí phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn về cách thiết lập các thông tin của công ty bao gồm: chọn trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh;
– Tư vấn về các điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề được chọn,
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ĐKKD & hồ sơ có liên quan đến ngành nghề – nếu thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty;
– Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023 này. Chúc bạn thành công với những lựa chọn sắp tới.  Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version