ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm, điều kiện và thủ tục thành lập công ty cổ phần.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Khái Niệm Công Ty Cổ Phần:

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Thành Lập Công Ty Cổ Phần Có Những Ưu Điểm Gì?

  • Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
  • Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
  • Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
  • Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Nhược Điểm Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần

  • Mức thuế tương đối cao
  • Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
  • Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
  • Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Điều Kiện Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  6. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  7.  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Những quy định của pháp luật về điều kiện thành lập công ty cổ phần:

Về chủ thể

Theo quy định của khoản 1 Điều 119 luật doanh nghiệp 2014 . Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông.

Tên công ty cổ phần

Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014.

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).

Trụ sở chính của công ty cổ phần.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Vốn điều lệ và Vốn pháp định.

  • Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

=====================

 XEM THÊM: Thành Lập Công Ty Cổ Phần Cần Những Gì

=====================

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Bước 1: Để làm hồ sơ thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?

  1. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các cổ
  2. Lựa chọn đặt tên công ty
  3. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
  4. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.
  5. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  6. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Bước 4: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

Bước 5: Các bước thủ tục sau khi thành lập công ty cổ phần

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
  2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;
  3. Nộp tờ khai thuế môn bài;
  4. Nộp thuế môn bài cho năm nay.
  5. Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử.
  6. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty.
  7. Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
  8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  9. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Đó là mọi điều kiện, thủ tục thành lập công ty cổ phần. Và để tìm hiểu thêm về Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói với thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý thì liên hệ đến công ty luật StartupLand nơi bạn có thể đặt sự an tâm tuyệt đối.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version