Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể so với công ty

Uu diem ho kinh doanh ca the so voi cong ty
Uu diem ho kinh doanh ca the so voi cong ty

“Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể” luôn là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm nhất khi quyết định khởi nghiệp. Bên cạnh đó nhiều bạn vẫn chưa thất sự hiểu rõ về ưu nhược điểm của hai mô hình này. Và đâu sẽ là lựa chọn phù hợp nhất, hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu chi tiết ngay bài viết sau nhé! 

Tìm hiểu về hộ kinh doanh cá thể và công ty

Khái quát về hộ kinh doanh cá thể 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một tổ chức là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc do một gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, đăng ký tại một địa điểm và chủ hộ kinh doanh phải chịu toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Nếu các thành viên trong hộ gia đình ĐKKD thì cần ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân, người được các thành viên ủy quyền làm đại diện sẽ là chủ hộ kinh doanh.

Khái quát về các loại hình công ty

Thành lập công ty là một tổ chức có tên riêng, có tài sản & trụ sở giao dịch. Đặc biệt là được thành lập hoặc ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp được quy định rõ bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH một thành viên do 1 tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 tổ chức hoặc tổ chức làm thành viên. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp khi liên quan đến các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

2. Công ty cổ phần

Là loại hình doanh nghiệp đặc thù mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức có thể là cổ đông của công ty và số lượng tối thiểu là 3 cổ đồng và không giới hạn tối đa.

3. Công ty hợp danh

Là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên hợp danh. Công ty có thể có thêm thành viên góp vốn ngoài các thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty chỉ giới hạn trong phạm vi họ đã góp vốn, còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

4. Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình. Một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể được thành lập bởi một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

Ưu điểm hộ kinh doanh cá thể so với công ty

1. Thủ tục thành lập đơn giản

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với đăng ký thành lập Công ty. Vì cá nhân chỉ cần có CMND/CCCD là cũng có thể được đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể sau đó nộp hồ sơ tại phòng tài chính & kế hoạch thuộc tại Uỷ ban nhân dân cấp quận hoặc huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. 

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ bao gồm: 

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

 2. Mô hình kinh doanh nhỏ gọn, quản lý dễ dàng

Bởi lẽ thông thường mỗi hộ kinh doanh chỉ thường có dưới 10 người lao động. Do đó việc điều hành và quản lý sẽ trở nên chặt chẽ hơn. 

Đặc biệt với quy mô nhỏ gọn sẽ phù hợp hơn với những cá nhân có ý định kinh doanh nhỏ lẻ. Hơn thế nữa là không cần đầu tư quá nhiều vốn. Nhờ vậy sẽ giúp chủ hộ kinh doanh dành phần vốn đầu tư vào những đầu tư sản phẩm kinh doanh. Từ đó mang lại chất lượng sản phẩm cao hơn. 

Trong khi đó Công ty thường có số lượng người lao động lớn. Việc quản lý cũng khó khăn hơn nhất là trong trường hợp công nhân đình công. Hoặc việc quản lý không sát sao rất dễ khiến cho chất lượng trong công việc không đạt hiệu quả gây mất uy tín đối với khách hàng.

3. Về chủ hộ kinh doanh 

Vì hộ kinh doanh sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể. Do đó chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định đối với việc kinh doanh, quản lý của hộ kinh doanh mà không cần thông qua ý kiến của các cá nhân khác. Nhờ vậy chủ hộ kinh doanh có thể nắm bắt chặt chẽ toàn hoạt động của Công ty một cách dễ dàng nhất.  

Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc về pháp lý – kế toán, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn & hỗ trợ tốt nhất nhé! 

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version